7 nhóm công việc phổ biến tại Nhật Bản

Việc người lao động lựa chọn ngành nghề để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là một trong những việc hết sức quan trọng và cần thiết. Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm các công việc trước đó thì có thể dễ dàng lựa chọn, nhưng nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì sẽ phải làm thế nào? Hãy cùng tuvanvieclam.com.vn tìm hiểu 7 nhóm ngành nghề tại Nhật Bản mà các bạn có thể lựa chọn và đánh giá xem mình phù hợp với ngành nghề nào.
Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được chia ra làm 7 nhóm ngành nghề chính sau:
1. Cơ Khí, chế tạo máy
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới với nền công nghiệp hết sức phát triển, trong đó cơ khí, chế tạo máy là một trong những ngành mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước mặt trời mọc.
Hiện nay, hầu hết các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản làm cơ khí, chế tạo máy luôn được nhiều lao động phổ thông Việt Nam ưu tiên lựa chọn. Cơ khí, chế tạo máy không chỉ giúp người lao động nâng cao tay nghề mà khi hết hợp đồng về nước có cơ hội làm việc tại các công ty liên doanh Việt- Nhật.
Những công việc phổ biến như: hàn, phay, tiện, gia công cơ khí, dập kim loại, lắp ráp linh kiện máy móc, điện tử, CNC…Trong đó thì hàn và tiện luôn được các doanh nghiệp Nhật Bản tuyển chọn nhiều thực tập sinh.
2. Chế biến thủy hải sản
Ngoài cơ khí, Nhật Bản còn được biết đến là thị trường tiêu thụ và xuất khẩu thủy hải sản đứng đầu trên thế giới, dự báo trong những năm tới nước này sẽ cần khoảng 3000 lao động mỗi năm cho ngành công nghiệp đang trên đà phát triển này.
Các đơn hàng chế biến thủy hải sản thường được rất nhiều nữ lao động phổ thông quan tâm bởi vì công việc làm trong các nhà xưởng không quá vất vả, khó khăn. Hơn nữa làm thêm và tăng ca thường nhiều hơn so với các nhóm ngành nghề khác tại Nhật Bản.
3. Xây dựng
Trong giai đoạn từ nay tới năm 2020, Nhật Bản sẽ cần một lực lượng lớn lao động phổ thông làm việc trong ngành xây dựng để làm các công trình phục vụ cho thế vận hội Olympic tổ chức tại thủ đô Tokyo.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản- Đơn hàng giàn giáo

Xuất khẩu lao động Nhật Bản- Đơn hàng giàn giáo

So với những ngành nghề xuất khẩu lao động đi Nhật Bản thì điều kiện tuyển dụng có phần khắt khe hơn, do đặc thù của công việc đỏi hỏi người lao động cần phải có sức khỏe, ý thức kỷ luật tốt. Do vậy hầu hết các đơn hàng đều tuyển lao động phổ thông nam có chiều cao từ 1.65m trở lên, sức khỏe tốt, đặc biệt có kinh nghiệm làm xây dựng là một lợi thế rất lớn khi tham gia thi tuyển.
4. Chế biến thực phẩm
Hiện tại mỗi năm Nhật Bản cần thêm một số lượng lớn lao động làm việc trong lĩnh vực chế biến thực phẩm với các công việc chủ yếu như: chế biến xúc xích, thịt nguội, thịt gà, đóng gói sản phẩm… Trong đó các đơn hàng đóng gói thực phẩm luôn được rất nhiều các doanh nghiệp Nhật tuyển dụng với quy mô lớn.
5. Nông nghiệp
Không chỉ nền công nghiệp phát triển, Nhật Bản còn đứng đầu thế giới về phát triển nông nghiệp với việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động canh tác, thu hoạch nông sản.
Trong những năm vừa qua do tác động khắc nghiệt của thiên nhiên nên số lượng lao động làm việc trong nhóm ngành này tại Nhật Bản giảm mạnh, vì vậy nhu cầu tuyển dụng lao động đang ngày một tăng cao. Lao động xuất khẩu đi Nhật Bản làm nông nghiệp có thể làm những công việc như làm vườn, chăn nuôi, chế biến nông sản… Các trang trại tại Nhật Bản được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, vì vậy thực tập sinh không những tích lũy kinh nghiệm vận hành hệ thống máy móc, mà còn học hỏi, trau đồi kiến thức phát triển hệ thống nuôi trồng sau khi về nước để tăng gia sản xuất.
6. Dệt May
Nhật Bản đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động trong lĩnh vực dệt may và may mặc, vì vậy các đơn hàng xuất khẩu lao động đi Nhật Bản làm hàng dệt may cũng được tuyển dụng rất nhiều. Dự báo trong năm 2016 số lượng lao động tuyển thêm cho ngành may mặc sẽ tăng gấp đôi so với năm 2015.
7. Ngành nghề khác.
Ngoài những ngành nghề kể trên, tại CTM còn có rất nhiều chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản với những công việc khác nhau để bạn tìm hiểu và lựa chọn cho bản thân một cách phù hợp nhất.
Người lao động nên lựa chọn những ngành nghề phù hợp với chuyên môn cũng như khả năng của bản thân. Bạn có thể chọn thi tuyển nhiều đơn hàng, trúng tuyển đơn hàng nào thì đi đơn hàng đấy để tránh tình trạng phải chờ đợi lâu. Bởi có không ít trường hợp thực tập sinh chọn một đơn hàng nhưng thi đi thi lại nhiều lần không trúng tuyển, đến lúc chuyển đơn hàng khác thì lại đỗ ngay từ lần đầu.
Chúc các bạn chọn được đơn hàng phù hợp và nhanh chóng trúng tuyển đơn hàng đi Nhật Bản.

Rate this post