5S – Qui tắc làm việc nổi tiếng của Nhật Bản các bạn xuất khẩu lao động cần biết.

Đất nước mặt trời mọc, có rất nhiều điều giản dị nhưng lại khiến người dân nơi đây rất đỗi tự hào. Không chỉ nổi tiếng nhờ các phát minh mang màu sắc sáng tạo, nơi đây còn mang trong mình những nét từ phong tục tập quán, văn hóa đặc sắc cho đến phong cách làm việc chuẩn chỉnh. Nếu quyết định xuất khẩu lao động tại Nhật Bản hãy cùng chúng tôi  tìm hiểu một quy trình làm việc kiểu 5S theo quy tắc của người Nhật Bản để thấy bản thân mình may mắn thế nào nếu có cơ hội được đến đây làm việc. Bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động cũng cần nắm rõ 5 quy tắc làm việc trong văn hóa lao động của người Nhật.

Hầu hết công ty của Nhật Bản mà các bạn sẽ tiếp nhận công việc khi xuất khẩu lao động đều áp dụng nguyên tắc 5S trong hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất.  Theo đó 5 chữ S trong mô hình 5S là viết tắt của Seiri (Sàng lọc); Seiton (Sắp xếp); Seiso (Sạch sẽ); Seiketsu (Săn sóc); Shitsuke (Sẵn sàng). Cụ thể:

 

  1. Seiri (Sàng lọc): Việc làm này được tiến hành theo tần suất định kì bao gồm các công việc: tổng vệ sinh, sàng lọc và phân loại. Tổ chức cần xác định và phân loại được các dụng cụ, đồ dùng theo tấn suất sử dụng trong quá trình sản xuất, theo mức độ thường xuyên sử dụng.

Việc sàng lọc được thực hiện theo các bước:

  • Xác định mức độ hư hỏng, bụi bẩn, rò rỉ.
  • Tổng vệ sinh
  • Tìm hiểu nguyên nhân
  • Xác định khu vực xấu trong nhà máy, phạm vi xem xét
  • Liệt kê chi tiết các nguyên nhân
  • Quyết định phương châm hành động hiệu quả
  • Lên kế hoạch tiến độ và ngân sách

 

  1. Seiton (Sắp xếp): Sắp xếp bố trí lại các khu vực, sau bước đầu tiên mọi thứ rất cần phải sắp xếp vào đúng vị trí ban đầu. Dựa trên nguyên tắc tần suất sử dụng, tổ chức sẽ đưa ra phương án đế có vị trí sắp xếp hợp lý nhất, dựa trên những tiêu chí sau:
  • Những vật dụng thường xuyên sử dụng sẽ được sắp xếp gần vị trí làm việc
  • Những thứ ít sử dụng được sắp xếp xa vị trí làm việc

Việc sử dụng màu sắc để phân biệt các vật dụng là một ý tưởng độc đáo, bên cạnh đó cần được đảm bảo mục đích sử dụng, duy trì tốt, dễ tìm thấy, có hình thức nhận biết rõ ràng với dụng cụ và các vị trí. Các vật dụng như bình chữa cháy, thiết bị an toàn và lối thoát hiểm cần phải làm nổi bật lên.

  1. Seiso (Sạch sẽ): Giữ vệ sinh và kiểm tra. Sự sạch sẽ là điều kiện cơ bản đảm bảo cho chất lượng. Vì vậy cần lên kế hoạch cho việc kiểm tra vệ sinh thường xuyên để duy trì một môi trường làm việc gọn gàng và sạch sẽ. Trong bước này tổ chức cần thiết lập được chu trình thường xuyên, duy trì môi trường làm việc sạch sẽ, hằng ngày, hằng tuần. Cụ thể:
  • Dành 3 phút mỗi ngày để làm Seiso
  • Bạn và các đồng nghiệp phải có trách nhiệm với môi trường làm việc
  • Người làm vệ sinh chỉ chịu trách nhiệm ở nơi công cộng
  • Bản thân bạn là người tạo ra môi trường sạch sẽ, an toàn và tốt nhất cho bạn.
  1. Seiketsu (Săn sóc): Duy trì tiêu chuẩn về sự sạch sẽ, ngăn nắp.  Đó là việc duy trì thường xuyên và định kì 3 tiêu chuẩn nêu trên một cách tổng thể và có hệ thống. Cụ thể:
  • Thiết kế nhãn mác rõ ràng và tiêu chuẩn cho các vị trí được quy định
  • Hình thành các chỉ số cũng như cách nhận biết các tiêu chuẩn vượt trội
  • Thiết lập phương pháp thống nhất cho chỉ thị về giới hạn, xác định các vị trí

Đây là quá trình trong đó ý thức tuân thủ của nhân viên trong tổ chức được rèn luyện và phát triển lâu dài.

  1. Shitsuke (Sẵn sàng): Hình thành thói quen và thực hành. Đây là bước khá khó khăn bởi tổ chức cần làm cho nhân viên tuân thủ các quy định, sự cần thiết phải hình thành và củng cố các thói quen thông qua hoạt động đào tạo và khen thưởng, kỷ luật. Bởi nếu không có đào tạo cũng như có kỷ luật thì các bước khác của 5S cũng không thể thành công. Muốn vậy, bản thân mỗi nhân viên cần:
  • Coi nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai của mình
  • Công ty là nơi tạo ra thu nhập cho bạn và gia đình
  • Việc cố gắng làm sạch sẽ ngôi nhà của mình cũng giống như việc cố gắng làm cho nơi làm việc của bạn sạch sẽ, thoải mái, dễ chịu như nhà của mình.

 

Quy trình làm việc chuẩn 5S này có ý nghĩa rất lớn đối với các bạn thực tập sinh đi xuất khẩu lao động. Khi các bạn biết được một quy tắc làm việc theo phong cách của người Nhật là biết được một kinh nghiệm tốt, không phải ai cũng có cơ hội học tập. Chính vì thế nếu đã và đang có mong muốn được đặt chân đến đây thì việc học hỏi thêm kiến thức này là việc làm không thể thiếu. Những kiến thức này giúp củng cố nền tảng để các bạn phát triển nghề nghiệp bản thân trong tương lai, mang lại đóng góp lớn cho bản thân, gia đình và cho sự phát triển kinh tế nước nhà. Chúc tôi chúc các bạn thành công trên con đường học tập và làm việc của mình!

 

Rate this post