Tình trạng lao động Đài Loan bỏ trốn vẫn tăng cao

Đối với các bạn đi xuất khẩu lao động Đài Loan, việc tuân thủ các quy định tại nơi làm việc và tuân thủ các quy định pháp luật nước sở tại luôn phải được ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng trong những năm trở lại đây, lao động Việt vi phạm pháp luật có xu hướng tăng cao, trong đó có tình trạng lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc. Sự việc đang rống lên một hồi chuông cảnh bảo nghiệm trọng.

Tình trạng lao động bỏ trốn hợp đồng là vấn đề tồn tại trong nhiều năm qua, đã dẫn tới việc phía Đài Loan không cấp phép cho doanh nghiệp mới hoạt động đưa lao động sang Đài Loan, dừng việc gửi tiếp nhận lao động thuyền viên tàu cá gần bờ và lao động gia đình. Phía ta đã thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện tình trạng này nhưng tình trạng lao động bỏ trốn vẫn đang ở mức cao.

tuyển lao động đài loan; tin tuyển xkld đài loan; có nên đi xuất khẩu đài loan; xuất khẩu lao động đài loan

Tình trạng lao động Đài Loan bỏ trốn vẫn ở mức cao

Theo số liệu thống kê đến hết tháng 9/2017 số lao động Việt Nam bỏ hợp động cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Đài Loan là 26.429 lao động, chiếm 49,34% tổng số lao động nước ngoài bỏ hợp đồng và chiếm 13,12% số lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan.

Nếu so với lao động của quốc gia khác đang làm việc tại Đài Loan thì lao động Việt Nam bỏ trốn vẫn đứng ở mức cao nhất. Cụ thể, Indonexia là 9,22%; Phi-lip-pin là 1,74% và Thái Lan là 1,47%.

Để giảm thiểu tình trạng lao động nước ngoài bỏ trốn hợp đồng, Chính Phủ Đài Loan đã ban hành nhiều quy định mới theo hướng có lợi cho người lao động nước ngoài làm việc tại đây. Cụ thể người lao động không phải về nước để làm thủ tục quay lại Đài Loan nếu được chủ sử dụng thuê lại hoặc thuê theo hợp đồng mới. Lương cơ bản của lao động làm việc tại đây cũng tăng cao, môi trường làm việc tốt…  

Thế nhưng tình trạng này vẫn chưa thực sự được cải thiện

Nguyên nhân của tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn do nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố về người lao động, doanh nghiệp, dịch vụ môi giới hai bên, chủ sử dụng và các yếu tố khách quan khác, cụ thể:

  • Một bộ phận không nhỏ người lao động có ý thức tuân thủ pháp luật còn chưa tốt, người lao động thường nôn nóng muốn xuất cảnh sớm, không tham gia đầy đủ các khóa đào tạo, không tìm hiểu kỹ hợp đồng trước khi xuất cảnh dẫn đến tình trạng sang đến nơi muốn chuyển việc hoặc bỏ hợp đồng.
  • Nhiều lao động do phải nộp phí trước khi xuất cảnh cao nên khi sắp hết hạn phải về nước bỏ ra ngoài tìm việc để thêm thu nhập. Hoặc khi làm việc thu nhập không ổn định, bỏ hợp đồng, tìm việc làm có thu nhập tốt hơn để mau chóng thu lại khoản chi phí trước khi xuất cảnh.
  • Một số doanh nghiệp Việt Nam không chú trọng đến công tác chuyển chọn, đào tạo, do đó việc đào tạo người lao động còn chưa đầy đủ, thông tin đến người lao động còn chưa rõ ràng, minh bạch.
  • Một số Công ty dịch vụ Đài Loan thiếu quan tâm khúc mắc của người lao động, hỗ trợ không kịp thời người lao động khi họ cần. Sự phối hợp của một số doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Đài Loan để chăm sóc, hỗ trợ lao động cũng chưa tốt.
Rate this post