Tại một vài cửa hàng ở Nhật Bản người dân không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy những tấm biển báo được ghi nguyên văn bằng tiếng Việt: “Không được ăn cắp”; “ ăn cắp là hành vi xấu sẽ bị cảnh sát bắt”. Đây là hành vi xấu của một số bạn thực tập sinh, du học sinh, nghiên cứu sinh người Việt đang sinh sống và làm việc tại đây, dường như vì cái lợi trước mắt mà khiến hình ảnh của người Việt đang “xấu dần đều” trong mắt người Nhật.
Nguyên nhân nào khiến hành vi này gia tăng trong các năm trở lại đây:
Đất nước Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế, với hạ tầng cơ sở tiên tiến và mức sống của dân cư cao nên việc các sản phẩm có giá trị lớn được tiêu thụ nhiều tại đây. Hơn nữa ý thức của người dân Nhật Bản rất cao nên các cửa hàng bày bán thường chỉ có camera giám sát mà không chặt chẽ trong khâu bảo vệ. Chính vì thế nên đã khơi dậy long tham của một số cá nhân khi thấy sự lỏng lẻo trong bảo vệ tài sản tại các cửa hàng này.
Không cân bằng được giữa việc học, việc làm. Do áp lực công việc , mâu thuẫn cá nhân dẫn đến túng quẫn, chỉ còn con đường sống chui sống ẩn dật và trộm cắp để có tiền trang trải chi phí.
Do thiếu hiểu biết và giáo dục hình thành tích cách con người không được triển khai ngay từ đầu. Bên cạnh đó gia đình, người thân thiếu sự nhận diện và giáo dục hành vi ứng xử cho con em mình.
Một số vụ ăn cắp bị lên án gần đây:
- Ngày 5/4/2017 cảnh sát tỉnh Osaka, Nhật Bản bắt giữ nhóm 7 du sinh người Việt với tội danh trộm cắp hàng hóa số lượng lớn để chuyển về nước tiêu thụ. Nhóm người này đang ở trong độ tuổi 20, đứng đầu là một nam sinh 23 tuổi, 6 người còn lại được chia làm hai nhóm, hoạt động ở Tokyo và Osaka. Sản phẩm đối tượng lấy cắp chủ yếu là mỹ phẩm, kem dưỡng da, kem chống nắng…
- Ngày 14/6/2017 một du học sinh bị phạt 1800 SGD (gần 30 triệu đồng) vì lấy cắp hàng hiệu khi quá cảnh ở sân bay Changi của Singapo.
- Đầu năm 2016 trên tờ báo Ashahi đưa tin 2 sinh viên người Việt kiếm được khá nhiều tiền nhờ đi làm thêm hàng tháng nhưng lại bị bắt vì ăn trộm dê thí nghiệm để giết thịt tại một công viên thuộc tỉnh Gifu, Nhật Bản.
Sản phẩm có xuất xứ ở Nhật rất đươc ưu chuộng nhờ chất lượng tốt dù giá thành khá cao, đặc biệt là mỹ phẩm. Do có sự tiếp tay của một số cò mồi với lời hứa hẹn sẽ mua tất cả các hàng hóa được lấy cắp này với giả cả hợp lý. Nhận thấy lợi trước mắt mà quên mất tác hại sau này,khiến việc dứt gánh giữa đường và đánh mất con đường tương lai chỉ trong chớp mắt.
Hành vi này được ví như kiểu: “một con sâu làm rầu nồi canh”
Nhật Bản là một nước coi trọng tính trung thực và kỉ luật, thế nên hành vi trộm cắp được coi là hành vi tồi tệ và khủng khiếp, không thể tha thứ. Sự việc này đang dòng lên một hồi chuông báo động, trộm cắp là một trong những tội người Nhật gét nhất chỉ sau quấy rối phụ nữ. Chỉ cần 1 lần vi phạm sẽ bị bắt giữ và trục xuất khỏi nước ngay lập tức.
Hành vi này đã gây ra hậu quả lớn khi một vài công ty đã cấm tuyển người Việt, họ còn công bố các đoạn video có ghi lại hình ảnh người Việt ăn trộm sản phẩm. Chưa kể đài truyền hình NHK (Nhật) đã có phóng sự riêng dài gần 20 phút ghi lại cảnh ăn cắp đồ trong siêu thị của người Việt.
Trong con mắt của người dân xứ sở Phù Tang hành vị trộm cắp được coi là vô cùng nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến cách nhìn nhận đánh giá chung về người Việt. Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn thì rõ ràng một số ít người đi trước đang chặn đường sang Nhật của rất nhiều thế hệ du học sinh, thực tập sinh và nghiên cứu sinh đi sau.
Lời cảnh tỉnh cho người Việt đang sinh sống và làm việc ở Nhật Bản, hãy dừng lại trước khi quá muộn. Cuộc sống dù có vất vả nhưng trước khi có những ý nghĩ xấu xa đó hãy nghĩ đến hành trình bắt đầu của các bạn như thế nào, mục đích sang Nhật của các bạn để làm gì. Khi có khó khăn, muốn trao đổi gì hãy đến văn phòng, tìm đến hội sinh viên, những người đi trước, gia đình bạn bè luôn là người có thể giúp các bạn giải quyết khó khăn. Đừng để đến khi nước mắt muộn màng hối hận cũng không kịp.