Những nguyên tắc cần nắm vững để làm tốt công việc ở Nhật Bản

Khi có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, Nhật Bản thường là thị trường mà nhiều người hướng đến bởi viễn cảnh môi trường làm việc rất tốt, trả lương cao, điều kiện ăn ở tốt, khi sang đó sẽ là môi trường lí tưởng để làm việc, kiếm tiền. Tuy nhiên, suy nghĩ đó chưa hẳn đã đầy đủ và đúng đắn khi người lao động chưa tìm hiểu rõ về cách làm việc của người Nhật. Dù bản thân lao động Việt Nam vẫn luôn được đánh giá cao về tinh thần siêng năng, cần cù, chịu khó nhưng vẫn có không ít người bị sốc và khó thích ứng với môi trường làm việc của đất nước mặt trời mọc.

Vậy làm thế nào để thực tập sinh Việt Nam có thể làm việc tốt nhất ở Nhật Bản?

Kỉ luật là số 1

Với người Nhật, kỉ luật luôn là số 1. Có thể nhiều bạn thực tập sinh cảm thấy không quen với cách làm việc, quản lý thời gian cho công việc quá chặt chẽ đến gò bó ở Nhật, nhưng các bạn nên biết rằng, chính phương pháp quản lý đó mới rèn luyện được kỷ luật ý thức cho người lao động tốt, kiểm soát được mọi hoạt động và hạ thấp rủi ro.

Quản lý nhân sự của các Công ty Nhật là một nghệ thuật và làm nên thành công của người quản lý đó. Tính chuyên nghiệp, kiên trì và phấn đấu không mệt mỏi của người Nhật, Công ty Nhật sẽ là môi trường không thể tuyệt vời hơn, phù hợp với nguyện vọng của các bạn trẻ Việt Nam ngày nay muốn làm việc và phát triển trong môi trường mang tính chuyên nghiệp, thử thách.

Hiệu quả công việc là trên hết

Khi làm việc ở Nhật Bản, bạn hoàn toàn có thể kéo dài công việc vài ngày, nhưng kết quả cuối cùng mà bạn báo cáo phải là hoàn hảo. Sản phẩm cuối cùng của bạn có thể chưa phải là hoàn hảo nhất, nhưng nó phải đạt trên những tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ thông thường. Và các tiêu chuẩn chất lượng thì sẽ không có chuyện thay đổi theo thời gian. Công việc cần được làm rõ ngay từ đầu về nội dung cũng như thời gian để có kết quả nhanh hơn.

Tính kiên trì, nhẫn nại

Người Nhật rất coi trọng sự cần cù, chăm chỉ. Thông minh và nhanh nhẹn được đặt sau sự cần cù. Hiệu quả công việc, sản phẩm có thể chưa cao nhưng khi nhân viên đã hết lòng với công việc, không ngại khó khăn, kiên trì với công việc vẫn được sếp Nhật đánh giá cao. Khi làm việc họ luôn kì vọng bạn sẽ làm mọi thứ tốt nhất vì lợi ích Công ty bởi những điều như vậy sẽ tốt cho tập thể, tốt cho mọi người. Cho dù thời gian bạn gắn bó với Công ty ngắn nhưng bạn vẫn phải có thái độ như bạn sẽ làm việc cả đời ở Công ty đó.

Đây là một điều quan trọng mà các bạn thực tập sinh cần nắm được. Nếu các bạn đang có nguyện vọng sang Nhật Bản mà vẫn ngại rằng khả năng chuyên môn của mình chưa đủ đáp ứng được công việc thì bạn cần thay đổi ngay. Chính thái độ tích cực, hết mình với công việc mới là điều các bạn cần cải thiện đầu tiên. Nếu bạn chăm chỉ và tích cực thì dù tay nghề của bạn ban đầu chưa đạt thì dần dần sẽ tốt lên mà vẫn được lòng những ông chủ khó tính ở Nhật.

Có bao giờ bạn tự hỏi, bạn chăm chỉ, sáng tạo nhưng năng suất lao động vẫn thấp?

Các cơ quan quản lý lao động Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam luôn luôn có những nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao năng suất lao động cho người lao động, thực sự đây là một bài toán khó. Người Việt được đánh giá là hội tụ đủ các yếu tố thông minh, chịu khó, nhiệt tình với công việc… nhưng tại sao năng suất lao động vẫn thấp? Đó một phần là ý thức làm việc của người lao động chưa được tốt, người lao động vẫn còn ngộ nhận những mâu thuẫn về tài chính đối với chủ doanh nghiệp. Khi ra nước ngoài, mình nên từ bỏ tư duy đó, cần hết lòng với công việc, với chủ doanh nghiệp.

Để thực tập sinh đến Nhật không bị sốc CTM chú trọng việc đào tạo cho thực tập sinh học tiếng Nhật, học giao tiếp, ứng xử, văn hóa Nhật Bản, được rèn luyện tính kỷ luật, các kỹ năng trong công việc với những thầy cô từng làm việc nhiều năm tại Nhật và các giáo viên người Nhật Bản.

 

Rate this post