Đài Loan có các phong tục tập quán rất gần gũi với Việt Nam như: phong tục thờ cúng tổ tiên, đốt hương vàng mã vào ngày Rằm, mùng 1. . . Không chỉ sử dụng lịch dương mà Đài Loan cũng giống như Việt Nam còn sử dụng âm lịch để tính những ngày lễ tết đặc biệt ở đây. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu những ngày lễ tết ở Đài Loan nhé.
Tết đầu năm – Ngày mồng 1 tháng giêng âm lịch:
Là ngày đầu tiên trong năm tính theo âm lịch, vào ngày này mọi đều mặc quần áo mới với mong ước 1 năm mới tràn đầy hy vọng, vạn sự như ý. Cũng chính vì vậy, ngày đầu năm này mọi người thường có 1 số kiêng kỵ để cả năm suôn sẻ, chẳng hạn như không được quét nhà, đổ rác, không nói những lời không may mắn, không được làm vỡ đồ vật .v.v…
Lễ Nguyên tiêu – Ngày rằm tháng giêng âm lịch:
Ăn canh viên là 1 tập tục quan trọng trong ngày lễ nguyên tiêu, những viên bột trong canh tròn tròn mềm mềm tượng trưng cho sự viên mãn, hy vọng mọi người đều được sung túc đầy đủ. Ngoài ra còn tục rước đèn, hội hoa đăng, đèn kéo quân, thiên đăng và nhiều hoạt động đón mừng khác trong lễ Nguyên tiêu này.
Lễ Thanh minh – Ngày mồng 5 tháng tư âm lịch:
Để tưởng nhớ và biết ơn đối với những người đã quá cố, hàng năm vào ngày này, mọi người đều chuẩn bị hoa tươi, giấy tiền vàng bạc đem đến cúng trước mộ phần của những người đã mất.
Tết Đoan ngọ – Ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch:
Là một trong ba ngày lễ lớn trong phong tục cổ truyền của Đài Loan, vào ngày Tết Đoan ngọ các gia đình đều treo những vật kỵ tà trước cửa. Ngày này hàng năm, các địa phương đều tổ chức các cuộc thi như đua thuyền rồng, bánh tét, bánh ú được coi là loại thức ăn mang tính đại biểu và không thể thiếu được trong ngày này. Theo truyền thuyết kể lại, nước giếng được múc vào giữa trưa trong ngày này có công dụng trị bệnh. Ngoài ra may mắn cả năm sẽ đến với bạn nếu vào giữa trưa đó bạn dựng đứng được quả trứng lên.
Lễ Trung nguyên – Ngày rằm tháng 7 âm lịch:
Theo tục truyền của Đài Loan tháng 7 âm lịch hàng năm gọi là “tháng quỷ “, theo truyền thuyết, trong tháng này các âm hồn sẽ được trở về dương thế, cho nên trong tháng 7 âm lịch này người ta thường kiêng kỵ để tránh chạm vào các âm hồn chẳng hạn như kỵ đi xa, kỵ xuống nước, kỵ cưới hỏi .v.v… Và để các cô hồn được sớm siêu thoát, bắt đầu từ ngày đầu tháng, khắp nơi đều tổ chức các buổi cúng bái phổ độ, chuẩn bị các lễ vật phong phú để cúng bái cho các âm hồn, và trong đó, lễ trung nguyên là ngày có quy mô lớn nhất .
Tết Trung thu – Ngày rằm tháng 8 âm lịch:
Đài Loan có tập tục tặng biếu, tặng nhau quà trong dịp tết Trung thu, tiêu biểu nhất là biếu nhau, tặng nhau bánh trung thu và bưởi. Trong ngày lễ này, các gia đình đều tụ tập bạn bè thân quyến cùng nhau tổ chức nướng thịt thưởng trăng, đốt pháo bông. Tết Trung thu mang đậm ý nghĩa gia đình đoàn viên, từ xưa đến nay đều được mọi dân chúng yêu thích và tôn trọng
Ngày giao thừa – Ngày 31 tháng 12 âm lịch:
Giao thừa là khoảnh khắc giao ban giữa năm cũ và năm mới, giao thừa cũng là 1 ngày quan trọng nhất trong cổ tục Đài Loan, mọi nhà đều chuẩn bị các lễ vật phong phú để cúng bái thần thánh và tổ tiên, để cảm tạ công ơn đã phù hộ cho mọi người trong suốt năm. Trước cửa nhà, các cửa sổ và thạp gạo đều có dán các câu liễn mừng, chuẩn bị đón mừng năm mới sắp đến trong bầu không khí hoan hỷ.
Vào ngày giao thừa, người có việc đi xa cũng cố gắng tìm cách nhanh chóng về nhà cùng gia đình đoàn tụ, nếu như bạn nhất không về được, thì trong bữa cơm đoàn viên gia đình cũng bày trên bàn ăn một bộ bát đũa đại diện để tượng trưng cho sự đoàn viên. Sau bữa cơm tối ấy, trẻ em người người đều náo nức mong chờ những bao lì xì mừng tuổi của người lớn. Đại đa số mọi người trong ngày này đều đi ngủ rất trễ, vì theo tục truyền thì nếu ai thức càng khuya thì càng có ý nghĩa chúc cho cha mẹ của mình được trường thọ, cho nên mọi người đều quây quần trò chuyện vui chơi, và nhân tiện cũng để nghênh tiếp một năm mới gần kề.