Nghệ thuật gập đầu và cúi chào của nước Nhật thực tập sinh phải biết

Gần đây trên mạng xã hội đang xôn xao sự việc “Chủ cây xăng người Nhật đội mưa gập người chào khách hàng”. Chúng ta không bàn đến chuyện cây xăng với sai số 0,01 lít, chúng ta cũng không bàn đến chuyện nên hay không nên có nó mà chúng ta chỉ cần để ý đến một chút đến hành động cúi chào của ông chủ người Nhật, việc làm này được coi là bình thường nhưng lại trở thành việc bất bình thường không chỉ với người dân Việt Nam mà với cả người dân thế giới – Văn hóa cúi chào của người Nhật.

Với các bạn thực tập sinh Nhật Bản có cơ hội làm việc ở đây thì văn hóa cúi chào dường như không còn xa lạ, nó diễn ra thương xuyên trong  cuộc sống hằng ngày, hằng giờ. Đây không chỉ là phép lịch sự, tôn trọng đối phương mà còn là một nét đẹp thanh cao rất đáng trân trọng.

Văn hóa phương Tây thường có thói quen bắt tay khi gặp người quen còn đối với người Nhật, chạm vào cơ thể người khác được coi là điều kiêng kị và thay vào đó họ cúi gập người thay cho câu chào dành cho cả người quen và người lạ.

Tùy thuộc vào đối tượng bạn chào là ai, là nam hay là nữ để theo đó người Nhật có 3 kiểu cúi chào thể hiện 3 mức độ khác nhau sau đây:

  • Cúi chào kiểu 15 độ: Cúi chào này thường được áp dụng trong xã giao hằng ngày và với những người ngang hàng mình như bạn bè, đồng nghiệp
  • Cúi chào 30 độ: Kiều chào thể hiện trang trọng, lịch sự và thường áp dụng khi hai người gặp nhau lần đầu tiên.
  • Cúi chào 45 độ: Khi cúi chào kiểu này tức là bạn đang thể hiện sự biết ơn với người đối diện bằng cả tấm lòng.

Quy tắc bất thành văn khi chào hỏi ở người Nhật đó là người dưới bao giờ cũng phải chào người trên, người ít tuổi phải chào người lớn tuổi, thầy giáo luôn luôn là người trên, nam giới là người trên đối với nữ giới…Trên thực tế không ai muốn bị coi là thiếu tôn trọng người khác nên họ thường chào nhau rất nhiệt tình, dù là người trên là người dưới.

Trở lại với câu chuyện cây xăng và hành động cúi chào của ông chủ Nhật, dù có một số nhận định đây chỉ là hình thức PR thế nhưng việc làm này ít nhiều cũng khiến chúng ta ấm lòng và ngưỡng mộ quy tắc cư xử của người đàn ông này. Cùng với thái độ phục vụ nhiệt tình của nhân viên trong cửa hàng cũng đem đến sự hài lòng cho khách những người mua hàng khi ghé vào cây xăng.

Người Việt ta thường có câu nói: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Lời chào đi trước lội nước theo sau”… Ở đâu cũng có những phong tục thể hiện văn hóa riêng. Với các bạn thực tập sinh Nhật Bản, chúng tôi muốn nhắn nhủ với các bạn rằng: Nếu may mắn được làm việc ở đây, hãy học tập, hãy noi gương những tác phong văn hóa của người Nhật, để thấy bản thân may mắn như thế nào khi được đặt chân đến đây. Hãy tận dụng và nếu có cơ hội hãy cứ phát huy khi trở về quê hương làm việc.

Rate this post