Kinh tế phát triển và song hành với hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Thanh Hóa

Xuất khẩu lao động sang các nước phát triển hiện nay đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều lao động trẻ, lao động có tay nghề và lao động phổ thông. Không chỉ có Thanh Hóa nói riêng mà hầu hết lao động ở các tỉnh thành trong cả nước tham gia chương trình này ngày càng đông hơn và tích cực hơn. Từ một vùng quê nghèo, các chàng trai cô gái thanh niên “chân lấm tay bùn” ở tỉnh Thanh Hóa đã tìm đến xuất khẩu lao động, và ước mơ đổi đời của họ đã trở thành hiện thực.

(Bảo Minh đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động ở Tỉnh Thanh Hóa)

Khái quát sơ bộ về tỉnh tài nguyên và việc làm ở Thanh Hóa:

Thanh Hóa là một tỉnh thuộc cực Bắc của miền trung Việt Nam, là một tỉnh có số lượng dân số đứng thứ 3 trên cả nước với 24 huyện và 1 thị xã. Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Tỉnh, mặc dù đã đạt được nhiều thành tích trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, song hiện nay kinh tế ở tỉnh vẫn còn nhiều bất cập và chưa tương xứng với các tiềm năng, nguồn nhân lực trong tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, gây ra sự lãng phí nghiêm trọng.

Theo Báo Tiền Phong đưa tin ngày 10/12 thông tin từ phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, có khoảng hơn 10.000 người từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh thất nghiệp. Nguyên nhân được đưa ra là do chất lượng đào tạo chưa theo sát với nhu cầu tuyển dụng, chưa sát với cung thị trường. Nhiều học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm kiếm được việc làm, gây lãng phí cho gia đình và xã hội.

Giải pháp nào tháo gỡ cho tình trạng này được chính quyền địa phương và nhân dân hưởng ứng?

Nhờ làm tốt các chính sách hỗ trợ và khuyến khích của chính quyền địa phương các thôn xã đến từng hộ gia đình của Tỉnh nên hầu hết bà con ở đây đã được tiếp cận và biết đến chương trình xuất khẩu lao động ở các thị trường lớn như Nhật Bản, Đài Loan….

(Tình hình xuất khẩu lao đổng ở Tỉnh Thanh Hóa)

Năm 2016 Thanh Hóa có hơn 5000 lao động đang làm việc ở nước ngoài, thu nhập bình quân của người lao động dao động trung bình từ 10-30 triệu đồng, nguồn ngoại tề gửi về quê nhà tăng lên nhanh chóng. Bộ mặt đời sống nhân dân tăng lên rõ rệt, điện, đường nhà văn hóa thôn được đầu tư xây dựng khá khang trang, số lượng nhà cao tầng mọc lên nhiều hơn.

Một điều đáng mừng là nhờ có chương trình xuất khẩu lao động mà tình hình lao động thất nghiệp trong tỉnh giảm thiểu đáng kể, từ đó hạn chế được tệ nạn xã hội, người dân luôn luôn đoàn kết tương trợ nhau vượt qua mọi khó khăn. Người cùng làng, cùng xã hỗ trợ nhau về vốn đi ban đầu, giúp nhau nơi ăn chốn ở, làm quen công việc khi sang nước bạn, nhờ đó thành tựu xuất khẩu lao động đạt hiệu quả cao.

Đồng hành với việc tập trung phát triển kinh tế, Thanh Hóa luôn coi xuất khẩu lao động là một mũi nhọn kinh tế, cấp Tỉnh-cấp Huyện-cấp Xã trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho bà con làm việc với các ngân hàng, quỹ tín dụng để vay vốn đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời những người tham gia xuất khẩu lao động về nước còn được giới thiệu vào những công ty có vốn đầu tư nước ngoài để làm việc với mức thu nhập cao.

Đây là tín hiệu đáng mừng và hy vọng trong thời gian tới công tác này tiếp tục được tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh và để nó thực sự được bền vững, xây dựng niềm tin cho người dân nơi đây.

Rate this post