Nửa đầu năm 2016 vừa qua đã đánh dấu mốc cho sự đổi ngôi giữa 2 thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng nhất tại Việt Nam hiện nay là Nhật Bản và Đài Loan. Đây là 1 nhận định hoàn toàn có cơ sở thông qua số liệu phân tích tình hình cũng như kinh nghiệm thực tế của chúng tôi.
Trước đây, Nhật Bản luôn là thị trường mà người lao động hướng tới bởi mức thu nhập trung bình cao, được học hỏi và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, hiện đại, tiếp xúc với những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Tuy nhiên song hành với việc này, các nhà máy của Nhật cũng đòi hỏi ở người lao động những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt về ngoại ngữ cùng tay nghề cao, chịu được áp lực công việc. Như chúng ta đã biết, đất nước mặt trời mọc luôn nổi tiếng bởi tính cẩn thận, chặt chẽ, kỉ luật thép và luôn luôn đúng giờ. Chính vì thế để có thể xuất cảnh đi Nhật người lao động có thể phải mất tới 5-7 tháng với những ứng viên trúng tuyển. Điều này là rào cản khiến ai thực sự kiên trì và quyết tâm cao mới có khả năng đáp ứng đủ điều kiện.
Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản cũng cao hơn so với Đài Loan. Những yêu cầu của thị trường Đài Loan dường như có phần nhẹ nhàng hơn nên cánh cửa này mở ra kể cả với những lao động phổ thông chưa có tay nghề. Còn những người đã có tay nghề thì cơ hội đi lao động gần như là 100%.
Trên hết, một yếu tố hết sức quan trọng khiến người lao động chọn thị trường Đài Loan trong năm 2016 là do những những chính sách phát triển kinh tế và thúc đẩy việc làm của Đài Loan kể từ cuối năm 2011 đến nay, dẫn đến tổng lượng tiếp nhận lao động nước ngoài gia tăng hàng năm. Ngoài ra chúng ta cũng không thể phủ nhận sự nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tuyển chọn, đào tạo và đáp ứng nguồn cung cấp chất lượng cho thị trường này.
Các yếu tố khác cũng góp phần vào việc gia tăng lao động đi làm ở Đài Loan là mức lương cơ bản chưa tính làm thêm giờ, tăng ca lên đến 20008 Đài tệ, chi phí sinh hoạt rẻ chỉ khoảng 1400 Đài tệ, điều kiện ứng tuyển không cao, thời gian đào tạo nhanh chỉ từ 2 đến 4 tháng người lao động đã có khả năng xuất cảnh. Các chế độ bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội và khám sức khỏe cũng hết sức uy tín, chất lượng.
Điểm nhấn cuối cùng để người lao động nhắm tới thị trường này là sự đa dạng về ngành nghề. Bên cạnh những ngành nghề tuyển dụng thường xuyên như: cơ khí, hàn, điện dân dụng, nhựa, ốc vít, tiện CNC, may mặc, điện tử, hộ lý…thì từ cuối năm 2015, lao động Việt Nam còn có thêm ngành nghề khám hộ công gia đình.
Thêm vào đó, từ năm 2016 việc áp dụng 1 số chính sách mới cũng thúc đẩy sự gia tăng số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan, qua đó Xuất khẩu lao động Đài Loan 2016 hứa hẹn sẽ cải thiện đời sống và biến mơ ước “đổi đời” cho người thất nghiệp cũng như những lao động có thu nhập thấp tại Việt Nam hiện nay.