Câu chuyện kì tích đằng sau nền giáo dục của nước Nhật Bản

Nhật Bản quả thực là một trong những quốc gia mà ai cũng có mong muốn được đặt chân đến dù chỉ một lần. Con người, văn hóa, cuộc sống nơi đây khiến cả thế giới phải ngã mũ thán phục. Người Nhật Bản luôn nổi tiếng vì kiến thức, tuổi thọ, sự lịch thiệp và thái độ sống tốt, từ những thói quen nhỏ nhất cho đến tư tưởng của cả cộng đồng.

Gần đây, vụ cậu bé Yamato Tanooka chỉ mới 7 tuổi đã thoát chết sau 6 ngày mất tích trong khu rừng đầy gấu. Một đứa trẻ chỉ mới lên 7, 6 ngày ở một mình trong rừng, không có bố mẹ bên cạnh, không thức ăn, nước uống… Khi nghe đến câu chuyện này, xen lẫn với niềm vui mừng không xiết là thái độ đầy thán phục cũng như ngạc nhiên, quả thực là vô cùng phi thường khi có một sự thật kỳ tích đến như thế.

Vậy mà sau khi cảnh sát tìm thấy cậu vẫn lành lặn, không có bất kỳ vết thương nặng ngoài cơ thể, tinh thần vẫn thoải mái và không hề tỏ ra sợ hãi hay lo lắng điều gì. Một cảnh sát ở Nhật cho hay: “Bé vẫn bình tĩnh trả lời từng câu hỏi của cảnh sát, thi thoảng cái bụng chỉ khẽ réo nhẹ vì cơn đói sau nhiều ngày lạc bố mẹ”.

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe nhiều về cách giáo dục của người Nhật, đây được coi là quốc gia có nền giáo dục chuẩn mực khi trẻ em được phát triển đầy đủ cả về nhân cách và kiến thức. Liệu có phải trong câu chuyện trên, cách giáo dục của họ đã phát huy tác dụng.

Đúng là phần lớn trẻ em ở Nhật Bản đều có khả năng sinh tồn rất tốt khi thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người lớn, bởi đơn giản các em đã được trang bị, dạy dỗ bài bản về các kỹ năng ấy như một bài học thiết yếu đầu đời. Hình ảnh trẻ đi học một mình, đi tàu điện ngầm hay đi xe bus một mình… Chúng đi tất đến đầu gối, mặc đồng phục, đội chiếc mũ rộng vành. Hầu hết tuổi đời đều rất nhỏ, tất cả mọi việc đều tự mình đảm nhiệm, cha mẹ không cần kiểm soát mà các em đều tự mình hoàn thành tốt chúng.

Là một đất nước với nhiều thiên tai, trung bình mỗi năm Nhật Bản phải hứng chịu không dưới 1500 trận động đất lớn nhỏ. Chính vì thế ngay từ khi mới cắp sách đến trường, những đứa trẻ nơi đây đã phải học cách đối diện với các thảm họa thiên nhiên này. Đi kèm với đó, các em được dạy cách phải giữ bình tĩnh hết mức khi gặp nạn.

Một câu chuyện khác minh chứng cho cách giáo dục chuẩn mực của nước Nhật:  Bé Tasha Taylor một cô bé đã sống sót giữa sa mạc Mexico trong 24 giờ khi mới 18 tháng tuổi. Cô bé may mắn sống sót dù cơ thể có những vết bỏng nặng và tình trạng mất nước nghiêm trọng…

Tạm kết: Để đạt được những thành tựu về khía cạnh con người, đất nước mặt trời mọc đã đầu tư vào nền giáo dục toàn dân từ những thế kỷ trước để giờ đây, chúng ta phải công nhận rằng: Người Nhật-họ đã dạy dỗ thế hệ trẻ thành công.

Rate this post