Biện pháp giảm thiểu tối đa thực tập sinh Nhật Bản bỏ trốn ở Nhật Bản đến mức thấp nhất

Khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, khi Chính phủ Nhật mở rộng tiếp nhận lao động nước ngoài để bù đắp cho lượng lao động thiếu hụt trong nước, “dịch vụ” xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất hiện. Hình thức này còn được biết dưới dạng tu nghiệp sinh, thực tập sinh. Tuy nhiên, do áp lực kiếm tiền và do bị người xấu xúi giục, nhiều bạn thực tập sinh Nhật Bản đã bỏ trốn ra ngoài làm việc, dù biết đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Mục tiêu sang Nhật Bản của các bạn thực tập sinh là để học hỏi kỹ năng làm việc, khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất trong thời gian thu nghiệp để áp dụng vào công việc và trong cuộc sống của TTS khi trở về, giúp cho nền công nghiệp của đất nước mình được phát triển.

Nhưng, không phải ai cũng nhận thức được tất cả những điều này, nhiều bạn thực tập sinh với mục đích sang Nhật đi làm, nhưng cuối cùng không biết vì lý do gì, hay công việc quá ít, hay do bị kẻ xấu xúi giục khiến họ phá vỡ hợp đồng để bỏ trốn ra ngoài làm việc. Trong nửa đầu năm nay, số tu nghiệp sinh Việt Nam bỏ trốn là 1.618 người và chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là Trung Quốc với 859 người.

Hành vi này gây thiệt hại về kinh tế đối với công ty xuất khẩu lao động, người lao động nếu bị phát hiện sẽ bị trục xuất về nước sớm, thiệt hại không thể đo lường được. Vì thế để giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng này, Bộ LĐ-TBXH đã ban hành các biện pháp cụ thể:

Thứ nhất: Cần có quy định rõ ràng, minh bạch và phải được tăng cường phổ biến công khai về cơ chế, chính sách, danh sách các công ty xuất khẩu lao động uy tín, tiêu chuẩn tuyển dụng lao động, thị trường xuất khẩu, tiêu chuẩn tuyển lao động, các loại phí… để lao động biết, thực hiện và kiểm tra, nhằm tránh tình trạng lao động bị lừa gạt.

Thứ hai: Xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động, đồng thời tăng cường biện pháp chế tài, mạnh tay xử lý hình sự đối với các trường hợp lao động bổ trốn. Theo đó, các doanh nghiệp XKLĐ cần có đại diện nước sở tại, phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán, Ban Quản Lý. Cục quản lý Lao động nước ngoài cần phối hợp với chính quyền địa phương, an ninh cửa khẩu đẻ nắm được thông tin khi lao động bỏ trốn về nước.

Thứ ba: Cần chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, lên án hành động bỏ trốn, làm cho người lao động hiểu rõ tác hại của hành động này.Cung cấp các thông tin liên quan về công tác quản lý việc đưa người đi làm việc ở nước ngoài như: Chính sách, nhu cầu tuyển dụng, hình thức xử phạt nếu vi phạm hợp đồng… để hiểu rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ trong thời gian làm việc ở nước ngoài, từ đó hạn chế tình trạng vi phạm hợp đồng.

Thứ tư: Giải pháp lâu dài là quan tâm đến việc làm cho người lao động khi họ trở về nước. Đây là giải pháp bền vững, vừa tránh lãng phí nguồn nhân lực, vừa làm cho người lao động an tâm về việc làm và thu nhập, tránh sức ép kiềm chế đối với họ trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Thứ 5: Cần nâng cao năng lực trong việc tuyển chọn, đào tạo, cung ứng của doanh nghiệp xuất khẩu lao động Nhật Bản. Các doanh nghiệp phải xây dựng được đội ngũ các bộ giỏi, năng động, đồng thời phải xây dựng cơ sở nghề nhằm chủ động trong việc tuyển chọn và đào tạo lao động.

Với những chính sách này, hy vọng vấn nạn thực tập sinh bỏ trốn sẽ không còn. Với chúng tôi, chỉ muốn nhắn nhủ đến với tất cả các bạn rằng: Đôi khi có những điều không do ta tự quyết, nhưng hành động, thói quen và tư duy thì bản thân các bạn phải làm chủ. Thành công hay thất bại tất cả nằm trong suy nghĩ, bản lĩnh và sự quyết đoán của bạn.

Bảo Minh chúc các bạn thành công!

4/5 - (1 bình chọn)