Theo báo cáo chung về tình hình xuất khẩu lao động của Bộ LĐ-TBXH thì tính riêng năm 2016 cả nước ta có trên 126.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đến năm 2017, thống kê sơ bộ trong 9 tháng đầu năm 2017, tổng số lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài là 92,671 lao động trong đó có hơn 30.000 là lao động nữ.
Thị trường lao động Đài Loan vẫn dẫn đầu về con số này
Thị trường lao động Đài Loan vẫn dẫn đầu về sự thu hút với gần 40.000 gồm cả lao động nam và lao động nữ. Tiếp sau là thị trường lao động Nhật Bản: 35.000 lao động, Hàn Quốc gần 4000 lao động. Dự báo trong các tháng cuối năm số lượng lao động đăng ký tham gia sẽ tăng mạnh hơn nữa.
(Hội nghị nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động tại Bảo Minh)
Đạt được những con số ấn tượng trên một phần lớn nhờ vào những chính sách thiết thực của Bộ đưa ra. Sự thay đổi trong chính sách, cơ chế bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài của các quốc gia tiếp nhận, công tác quản lý, bảo vệ người lao động làm việc ở nước ngoài nâng cao khiến người lao động yên tâm hơn đăng ký tham gia chương trình.
Để nâng cao chất lượng người lao động ra nước ngoài làm việc, đảm bảo số lượng và chất lượng ngày càng tăng, tới đây Bộ LĐ-TBXH sẽ quyết liệt triển khai các biện pháp cải tổ trong đó nhiệm vụ trọng tâm là chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp; duy trì, phát triển các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường tiếp nhận mới.
Thông tin về các thị trường lao động trọng điểm:
Thị trường lao động Đài Loan
Lao động làm việc ở đây có thể ở lại tối đa 12 năm mà không phải về nước để gia hạn thủ tục pháp lý, mức lương cơ bản tăng lên 21.009 ĐT (trước đó 20.008 ĐT). Đài Loan được coi là thị trường tiềm năng nhất với nhiều chính sách mở khác để người lao động tham gia có điều kiện làm việc tốt nhất.
Thị trường lao động Nhật Bản
(Thực tập sinh Nguyễn Bá Linh đơn hàng bọc ghế da ô tô ở Nhật Bản)
5 năm là thời gian tối đa lao động là thực tập sinh Nhật Bản được ở lại làm việc, ưu tiên các đơn hàng về xây dựng, giàn giáo. Thị trường này với đa dạng ngành nghề và để trúng tuyển các đơn hàng lao động cần trang bị cho mình khá nhiều kiến thức và kỹ năng.
So với việc làm trong nước thì các lao động có tay nghề và lao động phổ thông đăng kí đi xuất khẩu lao động có cơ hội phát triển nhiều hơn. Điều này đã được chứng mình bằng việc lao động tham gia chương này càng tăng. Hy vọng trong thời gian tới sẽ đạt được nhiều kết quả cao hơn nữa để chương trình này thực sự là kênh huy động nguồn lực phát triển kinh tế, thúc đẩy việc làm bền vững cho người dân.