Ngày 10/01/2018, Viện Lập pháp Đài Loan đã chính thức bổ sung một số điều luật mới cho người lao động đang làm việc tại Đài Loan, trong đó có một số nội dung đáng chú ý như: thời gian làm thêm giờ, tiền lương làm thêm giờ, trong điều kiện nào lao động được phép làm thêm giờ, chế độ nghỉ đặc biệt cho lao động mãn hạn hợp đồng…
Về thời gian làm thêm giờ và tiền lương làm thêm giờ được sửa đổi từ điều 24, bổ sung từ điều 32 của Luật tiêu chuẩn lao động, cụ thể sẽ được tính theo các tiêu chuẩn sau:
1, Kéo dài thời gian làm việc trong vòng hai giờ, tiền lương theo giờ của ngày làm việc bình thường cộng với 1/3 trở lên.
2, Tiếp tục kéo dài thời gian làm việc trong vòng hai giờ, tiền lương theo giờ của ngày làm việc bình thường cộng với 2/3 trở lên.
3, Theo khoản 4 của Điều 32, việc kéo dài thời gian làm việc, tiền lương theo giờ của ngày làm việc bình thường tăng gấp đôi. Người sử dụng lao động để lao động làm việc vào ngày nghỉ tại điều 36, thời gian làm việc trong vòng 2 giờ, tiền lương sẽ được tính theo giờ của ngày làm việc bình thường cộng thêm 1/3 trở lên; Sau hai giờ làm việc, người lao động tiếp tục làm việc tiền lương sẽ được tính theo giờ của ngày làm việc bình thường cộng thêm 2/3 trở lên.
Về điệu kiện làm thêm và quy định số giờ làm thêm
Thời gian làm việc của người lao động mà chủ sử dụng lao động kéo dài và thời gian làm việc bình thường, không được vượt quá 12 giờ/ ngày. Thời gian làm việc bình thường, không được vượt quá 46 giờ/tháng.
Chủ sử dụng lao động phải được sự đồng ý của công đoàn, nếu công ty này không có công đoàn có thể kéo dài thời gian làm việc sau khi được sự đồng ý thông qua cuộc họp với lao động, 1 tháng không được vượt quá 54 giờ, 3 tháng không được vượt quá 138 giờ.
Chủ sử dụng lao động sử dụng hơn 30 công nhân, theo các quy định của điều khoản trên để kéo dài thời gian làm việc của người lao động, nên báo cáo cho chính quyền địa phương có thẩm quyền biết. Nếu do thiên tai, sự cố hoặc trường hợp khẩn cấp, chủ sử dụng lao động muốn người lao động làm việc ngoài giờ làm việc thông thường, cần phải kéo dài thời gian làm việc. Tuy nhiên, cần phải thông báo cho công đoàn việc kéo dài thời gian làm việc trong vòng 24 giờ. Nếu công ty không có công đoàn, nên báo cáo cho chính quyền địa phương có thẩm quyền biết.Thời gian làm việc kéo dài, sau khi xong việc chủ sử dụng lao động phải bổ trí cho người lao động nghỉ bù hợp lý.Những lao động làm việc ở dưới hố sâu, thời gian làm việc không được phép kéo dài. Tuy nhiên, công việc dựa trên giám sát hoặc các trường hợp quy định tại khoản trên không được áp dụng.
Người sử dụng lao động theo các quy định tại các Khoản 1 và 2 của Điều 32 để kéo dài thời gian làm việc của người lao động , hoặc nếu người lao động làm việc vào ngày nghỉ theo qui định tại điều 36, thì lựa chọn ngày nghỉ bù cho lao động nếu người lao động và chủ sử dụng lao động đồng ý, cần phải căn cứ vào số giờ làm việc của lao động để tính số giờ nghỉ bù.
Các ngày nghỉ bù của các điều khoản phía trên, thời hạn nghỉ bù do chủ sử dụng lao động và người lao động thương lượng; Thời hạn nghỉ bù hoặc số giờ khi chấm dứt hợp đồng không được bồi thường, phải căn cứ vào thời gian làm việc kéo dài hoặc tiền lương của ngày nghỉ làm việc để làm tiêu chuẩn tính lương; Nếu không trả lương cho người lao động, thì coi như là vi phạm qui định tại điều 24.
Quy định về chế độ làm việc theo ca
Điều 34 những lao động làm việc luân ca, tức là theo ca, mỗi tuần đều luân ca 1 lần. Nhưng nếu lao động đồng ý sẽ không bị giới hạn. Theo như quy chế thay đổi ca, tối thiểu có 11 tiếng đê nghỉ ngơi. Nhưng do tính chất và đặc thù công việc, cơ quan nhà nước có thảm quyền báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền, phải thay đổi thời gian nghỉ ngơi ít nhát là 8 tiếng. Nếu người sử dụng lao động thay đổi thời gian theo quy định của khoản trên, người sử dụng lao động phải thoả thuận với công đoàn.
Các nhà công đoàn với sự đồng ý của người lao động, bắt đầu thực hiện, Người sử dụng lao động có trên 30 công nhân nên báo cáo với cơ quan địa phương có thẩm quyền
Quy định về ngày nghỉ bắt buộc và ngày nghỉ lễ cho người lao động
Điều 36 : cứ 7 ngày lao dộng sẽ có 2 ngày nghỉ, trong đó có 1 ngày nghỉ bắt buộc, 1 ngày nghỉ thông thường. Chủ có một trong các vấn đề như sau, sẽ không bị hạn chế theo quy định:
- Theo như khoản 2 điều 30 về thay đổi thời gian làm việc, cứ 7 ngày lao động có 1 ngày nghỉ bắt buộc, trong 2 tuần tối thiểu số ngày nghỉ bắt buốc và ngày nghỉ thông thường là 4.
- Theo khoản 2 điều 30 về thay đổi thời gian làm việc, cứ 7 ngày lao dộng có 1 ngày nghỉ bắt buộc, cứ 8 tuần số ngày nghỉ bắt buộc và ngày nghỉ thông thường tối thiểu là 6 ngày.
- Theo khoản 1 điều 30 vè thay dổi thời gian làm việc, cứ 7 ngày lao động có tối thiểu 2 ngày nghỉ bắt buộc, cứ 4 tuần số ngày nghỉ bắt buộc và ngày nghỉ thông thường tói thiểu là 8 ngày.
Điều 37: Những ngày nghỉ lễ như ngày kỉ niệm, ngày lễ, ngày quốc tế lao động và những ngày nghỉ cơ quan chủ quản chỉ định,đều đước nghỉ
Những quy định đã được hiệu chỉnh vào ngày 6 tháng 12 năm 105, sẽ đước thực hiện từ ngày 1 tháng 1 năm 106
Điều số 38: Nếu lao động khi mãn hạn hợp đồng, tiếp tục làm việc tại nhà máy cũ, sẽ được hưởng chế độ nghỉ đặc biệt như sau:
Làm việc trên sáu tháng, được 3 ngày nghỉ phép đặc biệt.
Làm việc trên một năm, được 7 ngày nghỉ phép đặc biệt.
Làm từ hai năm đến ba năm, được 10 ngày nghỉ phép đặc biệt.
Làm từ ba đến năm năm, được 14 ngày nghỉ phép đặc biệt.
Làm từ năm năm đến 10 năm, được 15 ngày nghỉ phép đặc biệt.
Làm trên mười năm, mỗi năm sẽ được thêm một ngày, nhiều nhất được 13 ngày nghỉ phép đặc biệt.
Danh mục ngày nghỉ đặc biệt được nhắc đến ở trên sẽ do lao động sắp xếp. Song chủ sử dụng dựa theo tình hình sản xuất kinh doanh cũng như cá nhân lao động, để điều chỉnh cho hợp lý.
Chủ sử dụng cần căn cứ theo điều kiện nêu trên, thông báo lao động về việc sắp xếp nghỉ phép đặc biệt.
Nếu lao động chấm dứt hợp đồng hoặc hết năm, số ngày lao động chưa nghỉ sẽ được chủ sử dụng trả bằng lương. Nếu số ngày nghỉ của năm trước, chủ và lao động cùng thống nhất dồn vào ngày nghỉ của năm tiếp theo, song năm tiếp theo lao động vẫn chưa nghỉ, chủ sử dụng cần thanh toán bằng lương cho lao động.
Chủ sử dụng cần chi trả đầy đủ tiền lương của lao động trong thời gian lao động nghỉ phép đặc biệt và thanh toán đầy đủ số ngày lao động chưa nghỉ, ghi chú vào sổ lương của lao động được quy định tại điều số 23, đồng thời thông báo định kỳ hàng năm cho lao động bằng văn bản.
Trong thời gian lao động được hưởng những quyền lợi nêu trên, nếu chủ sử dụng cho rằng lao động không được hưởng quyền lợi đó, cần cung cấp bằng chứng.
Tạm kết: Viện lập pháp Đài Loan ban hành và sử đổi quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động trong mối quan hệ với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, nhiều bạn lao động đang làm việc ở Đài Loan lại không nắm được hết các quy định này để bảo vệ quyền lợi của bản thân cũng như trong thể hiện trách nhiệm với chủ sử dụng.
Khi đi xuất khẩu lao động Đài Loan việc tìm hiểu kỹ về luật lao động chắc chắn là một điều hết sức cần thiết, vì thế đừng bỏ qua những thông tin quan trọng chúng tôi cung cấp ở trên nhé!
Bảo Minh chúc các bạn thành công trên con đường làm việc của mình!