Xuất phát điểm của việc xuất khẩu lao động Đài Loan của người lao động Việt Nam là tìm kiếm một cơ hội để nâng cao đời sống cá nhân và gia đình. Tuy nhiên một bộ phận lao động do nghe lời xúi giục của các đối tượng xấu đã bỏ trốn ra ngoài làm việc.
(Ảnh minh họa cho bài viết: Lao động tham gia phỏng vấn đơn hàng xây dựng ở Đài Loan)
Nguyên nhân bỏ trốn của người lao động chủ yếu do nghĩ rằng làm việc chui ở ngoài sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, cho rằng chủ sử dụng lao động và công ty môi giới không quan tâm đến đời sống và công việc của người lao động…. nhưng các bạn lại không lường hết những hệ lụy của việc bỏ trốn ra ngoài. Cùng chúng tôi điểm qua những hệ lụy mà người lao động phải gánh chịu khi tự ý bỏ trốn ra ngoài làm việc:
- Không được pháp luật bảo hộ, không bảo hiểm lao động, không bảo hiểm y tế
- Bản thân người lao động sau khi bỏ trốn ra ngoài theo dụ dỗ của các đối tượng môi giới đều chịu cảnh sống và làm việc chui lủi, không có giấy phép lao động, không có hộ chiếu, không có thẻ cư trú, bị bóc lột sức lao động và đôi khi còn bị cảnh lạm dụng tình dục…
- Nếu chẳng may bị cảnh sát địa phương bắt và giam giữ thì bị phạt tiền và trục xuất về nước.
- Khi bỏ trốn người lao động bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng, bên cạnh đó là trục xuất về nước và chịu mọi chi phí phát sinh, cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm.
Phải chăng người lao động chưa nắm rõ quy định hay do sự chủ quan lơ là của họ, hay chưa được giáo dục định hướng tuyên truyền của cơ quan chức năng, công ty xuất khẩu lao động? Dù là nguyên nhân gì thì điều này cũng cần phải được chấn chỉnh, phải có biện pháp để hạn chế tình trạng này bởi vấn nạn bỏ trốn ra ngoài làm việc ủa người lao động đã trở thành chủ đề “nóng” muôn thuở
(Ảnh minh họa)
Chia sẻ bài viết này để giúp người lao động phần nào nhận thức được hành vi bỏ trốn ra ngoài là bất hợp pháp, gây thiệt hại không nhỏ tới bản thân người lao động, gia đình và để lại tiếng xấu về ý thức chung của người lao động Việt Nam. Đây là trách nhiệm và quyền lợi của lao động và của những cơ quan bộ phận chức năng có liên quan. Đẩy lùi vấn nạn này để xuất khẩu lao động thực sự là hướng đi tích cực, là kênh giải quyết việc làm và thúc đẩy việc làm bền vững cho lao động.