Khi tham gia phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản, có một câu hỏi mà hầu như bất kỳ một nhà tuyển dụng, trong bất kỳ buổi phỏng vấn nào cũng đưa ra nhưng không phải ứng viên nào cũng trả lời thành công. “Hãy giới thiệu một chút bản thân”- nghe có vẻ đơn giản nhưng để trả lời cho ấn tượng lại không hề dễ dàng như chúng ta vẫn nghĩ.
Vì đây là câu hỏi thường xuyên được hỏi, mang tính chất lặp đi lặp lại nên chắc chắn phần giới thiệu bản thân vô cùng quan trọng. Ngay cả khi các bạn thực tập sinh của chúng ta là một ứng viên có nhiều kinh nghiệm cho vị trí công việc ứng tuyển, các bạn vẫn không được lựa chọn nếu như những gì bạn thể hiện ở phần giới thiệu bản thân không để lại ấn tượng gì với nhà tuyển dụng.
Tâm lý chung của các bạn lao động khi được hỏi câu như thế này, chúng ta thường nói bất cứ gì mình thích, miễn sao việc tự giới thiệu ấy đáp ứng được yêu cầu giao tiếp trong hoàn cảnh đó, đồng thời không làm người đưa ra câu hỏi đó cảm thấy khó chịu hay không có thiện cảm. Đây dường như là hạn chế và gây ra điểm trừ vô cùng lớn với các bạn thi tuyển.
Trong bối cảnh thi tuyển đơn hàng và chủ sử dụng lao động muốn biết nhiều thông tin đối với các bạn ứng viên của chúng ta thì lời giới thiệu cần rõ ràng, đầy đủ thông tin và phải tuân theo một số yêu cầu, chuẩn mực của một bài giới thiệu bản thân.
Sau đây là bố cục khi giới thiệu bản thân khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản:
Thứ nhất: Hãy chào và nói rất vui khi được gặp bạn trước khi bắt đầu vào phần giới thiệu bản thân của minh.
Thứ hai: Một bài giới thiệu bản thân sẽ bao gồm: Tên, tuổi, quê quán, trình độ học vấn, sở trường. Đừng bao giờ quên rằng: Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật sẽ được nhiều điểm cộng hơn rất nhiều so với giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt.
Thứ ba: Kết thúc lời giới thiệu bản thân bằng câu chốt: Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn-Yoroshiku onegaishimasu
Lưu ý: Hãy giới thiệu một cách tự nhiên và thoải mái nhất, đừng quên nhìn thẳng vào mắt của người phỏng vấn. Thể hiện bản thân là một người tự tin đúng mực và cho nhà tuyển dụng thấy bản thân là người biết lắng nghe.
Khi nói về sở trường của bản thân, đây chính là thời khắc để nhà tuyển dụng cân nhắc khả năng bạn có, có đáp ứng được yêu cầu của nhà máy hay không. Vì thế, hãy trình bày sự hiểu biết của mình và đừng quên nhắc về những sở trường, kỹ năng phù hợp với công việc.
Tránh nói lan man, tránh nói những thứ không liên quan đến công việc vì nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để các bạn nói quá nhiều đến vấn đề này.
Chú ý cuối cùng: Bạn phải thể hiện được phần giới thiệu bản thân của mình đủ ý(giống bố cục chúng tôi nên trên), mạch lạc, giọng điệu khiêm tốn nhưng tự tin, mềm mỏng nhưng dứt khoát, thạnh thực. Bài giới thiệu phải nêu bật được ý chí, tài năng, niềm tin, sự quyết tâm. Ghi nhớ hết được những điều này, phần giới thiệu bản thân của các bạn sẽ chiếm được tình cảm và sự lưu tâm của nhà tuyển dụng.
Chúc các bạn thành công với phần giới thiệu bản thân của mình và đạt được kết quả cao nhất trong phần thi phỏng vấn!