Hộ lý sang Nhật có vất vả không???

Xuất khẩu lao động Nhật Bản vẫn là miền đất hứa cho các bạn trẻ Việt với hy vọng làm giàu, đổi đời… Đặc biệt đi làm việc theo chương trình hộ lý, điều dưỡng.

Nhiều người vẫn đồn đoán rằng thu nhập hộ lý ở Nhật Bản 60 triệu/tháng là chuyện thường tình, công việc thì không vất vả mà thu nhập vẫn cao ngút. Có phải những ai đi làm hộ lý ở Nhật Bản cũng nhận được mức thu nhập này để gửi về cho gia đình hay không?

Có 2 vấn đề chúng muốn đề cập trong bài viết ngày hôm nay, đó là thu nhập và các công việc mà hộ lý Việt Nam tại Nhật phải đảm nhiệm. Để làm sáng tỏ nhận định trên, giúp người lao động có cái nhìn khách quan, tổng thể về chương trình đầy tiền năng này.

hộ lý nhật bản; điều dưỡng nhật bản; đi nhật bản theo dạng hộ lý, điều dưỡng; điều kiện đi nhật theo hộ lý, điều dưỡng

Thứ nhất: Thu nhập khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành hộ lý

Mức lương của lao động làm hộ lý tại Nhật Bản cũng được áp dụng theo các quy định của pháp luật Nhật, thông thường mức thu nhập thực tế của các bạn giao động trung bình từ 140.000-160.000 Yên/tháng tương đương 28-32 triệu đồng.

Ngoài mức thu nhập này, lao động còn nhận thêm một số khoản phụ cấp cũng như tiền tăng ca, tùy thuộc thành tích và thời gian công việc. Nhìn chung, theo nhận định thì mức lương ngành hộ lý có xu hướng cao hơn so với các ngành nghề khác.

Để đạt được mức lương 60 triệu đồng/tháng khi sang Nhật làm điều dưỡng, đòi hỏi lao động phải có tay nghề cứng, công tác ở Nhật ít nhất 2 năm. Chưa kể, lao động phải trải qua các kỳ thi để lấy chứng chỉ về điều dưỡng viên và hộ lý, thi lấy chứng chỉ tiếng Nhật. Vì thế muốn đạt được mức thu nhập này, đòi hỏi ứng viên phải đầu tư không chỉ có thời gian mà cả chất xám, không phải cá nhân nào cũng đạt được điều này.

Thứ hai: Sang Nhật Bản làm hộ lý công việc có vất vả lắm không?

Nếu nói về độ vất vả thì chắc chắn không thể tránh khỏi, vì ngành nào cũng đòi hỏi sự cần cù và chịu khó của người lao động. Với các ứng viên là hộ lý, vì các công việc đúng theo chuyên môn đào tạo cũng như thực tập nên dường như có “dễ thở” hơn so với các ngành khác. Cụ thể các công việc thường ngày như:

  • Chăm sóc người già và bệnh nhân cần hỗ trợ tại các trung tân hay viện dưỡng lão.
  • Điều trị và theo dõi bệnh tình của bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ
  • Trông nom người già trong các hoạt động cá nhân và xã hội
  • Hỗ trợ các hoạt động vui chơi, giải trí, phục hồi chức năng cho người bệnh
  • Ghi chép nội dung hỗ trợ và thông báo cho nhân viên khác biết.

Ngoài ra, hộ lý còn phải đảm nhiệm các công việc phát sinh khác như:

  • Sơ cứu cho bệnh nhân trong các trường hợp khẩn cấp
  • Đánh giá mức độ sức khỏe thường kỳ cho bệnh nhân để xác định mức độ cần chăm sóc.
  • Ghi chép quá trình chăm sóc người bệnh một cách rõ ràng, chính xác
  • Và bao gồm các nhiệm vụ khác theo sự quản lý và phân công của bác sĩ.

Nếu so sánh với công việc, thu nhập hộ lý tại Việt Nam thì đi làm hộ lý ở Nhật Bản là việc nên quyết định sớm. “Nhọc nhằn, vất vả và nhiều áp lực, nhưng thu nhập và đãi ngộ thì chưa thật sự tương xứng. Đây là những lời than vãn, kêu ka của một số lượng lớn hộ lý đang công tác tại nước nhà”. Hộ lý làm việc ở các bệnh viện thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng. Mức lương được tăng theo thời gian, trình độ và chức vụ công tác nhưng tăng ít. Thực tế, nhiều người đã bỏ bệnh việc để chuyên sang làm công việc khác, thậm chí, không ít người còn bỏ nghề ngay khi mới ra trường mặc dù tình yêu nghề còn đó.

Vậy nên, giải pháp xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành hộ lý thực sự là hướng đi đúng đắn. Lao động vừa nâng cao được thu nhập, vừa học hỏi kinh nghiệm làm việc, vừa có cơ hôi phát triển trong tương lai. Nếu Nhật Bản cần nguồn nhân lực để giải quyết vấn đề già hóa dân số thì Việt Nam cần có môi trường để lao động phát huy được thế mạnh và nhận được tất cả lợi ích trên.

Hiện nay, chỉ có Bộ LĐ-TBXH là đầu mối duy nhất triển khai chương trình này, chưa có bất kỳ đơn vị nào được phép tuyển chọn lao động sang Nhật làm việc theo lĩnh vực hộ lý. Lao động có nguyện vọng liên hệ trực tiếp Cục quản lý lao động ngoài nước. Website: http://colab.gov.vn

5/5 - (1 bình chọn)