Lao động Nhật Bản phá vỡ hợp đồng và bỏ trốn ra ngoài làm việc đang giấy lên một hồi chuông cảnh báo cho các nhà chức trách, doanh nghiệp và chính người lao động. Sự việc này ảnh hưởng lớn đến uy tín, mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nhật. Vì vậy, cần xây dựng một mức tiền phạt chống trốn để đảm bảo sự răng đe cho người lao động, đồng thời giảm thiếu tối đa sự việc này đến mức nhỏ nhất.
Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, lao động bị xử phạt mức tiền 3 triệu yên và bắt về nước nếu vi phạm 1 trong 3 hành vi sau đây và bị cơ quan chức năng phát hiện.
- Ở lại nước trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú.
- Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng
- Nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng.
Ngoài số tiền phạt kể trên thì người lao động sẽ bị cấm nhập cảnh trở lại Nhật Bản, và cấm đi làm việc ở các nước khác từ 2-5 năm.Trường hợp người bị xử phạt không tự nguyện chấp hành có thể bị cưỡng chế thi hành. Trường hợp dùng giấy tờ giả hay vi phạm pháp luật có thể bị xử lý hình sự.
Về phía Việt Nam, lao động bỏ trốn sẽ bị thông báo đến chính quyền địa phương, và không được làm các thủ tục xác nhận của địa phương nếu muốn đi xuất khẩu lao động. Bị phạt toàn bộ số tiền xuất cảnh, không được nhận lại số tiền ký quỹ đã nộp và không được nhận lại các loại tiền trợ cấp từ phía Nhật Bản.
Mức phạt này chỉ được áp dụng khi lao động bị phát hiện và bắt buộc trở về nước, còn với những lao động đang sống ngoài vòng vây thì cũng không khác gì “địa ngục”. Bị nợ lương, không có nhiều quyền lợi chính đáng và thường xuyên bị chủ quát mắng. Dường như mong muốn kiếm tiền mà lao động vẫn bất chấp bám trụ vì thực tế về nhà bây giờ cũng khó tìm được công việc phù hợp. Liệu có đáng khi phải đánh đổi một cuộc sống như vậy để nhận lại mức thu nhập khá hay không?
Hiện nay chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách thắt chặt quản lý, áp dụng nhiều chính sách nghiêm ngặt hơn về nhập cảnh đối với học sinh, thực tập sinh, kỹ thuật viên, góp phần chọn lọc được các bạn trẻ sang Nhật với mục đích làm việc thực sự, giảm tối đa khả năng vi phạm cho đối tượng khác, cải thiện hình ảnh người Việt Nam trong mắt người Nhật. Và theo chúng tôi đừng bao giờ hành động thiếu suy nghĩ vì đến khi hối hận cũng chỉ là nước mắt muộn màng các bạn nhé vì sớm muộn kim trong bọc có ngày cũng lòi ra.