Được biết Hàn Quốc là nước có số lượng lao động làm việc chui cao nhất trong tất cả các nước tiếp nhận lao động Việt Nam. Rất nhiều lao động đi sau đang đứng trước nguy cơ không thể đến quốc này làm việc.
Theo số liệu thống kê chúng tôi ghi nhận, tính đến hết tháng 12 năm 2016, số lao động cư trú bất hợp phát là hơn 16.000 người, chiếm 39%. Trong khi đó, có trên 8000 lao động Việt Nam được đưa sang đây làm việc trong năm này. Có những thời điểm, cứ 100 lao động Việt Nam làm việc ở Hàn Quốc thì có đến 57 người không về nước sau khi hết hạn hợp đồng, chiếm hơn 50%.
So với hai quốc gia có số lượng tiếp nhận lao động Việt cao nhất hiện nay là Nhật Bản, Đài Loan thì con số lao động bỏ trốn tại hai nước này thấp hơn nhiều.
Theo đó, Bộ cũng đã chỉ đạo tạm đình chỉ dịch vụ trong thời hạn 90 ngày với các doanh nghiệp có tỷ lệ thực tập sinh bỏ hợp đồng trên tổng số thực tập sinh tại Nhật Bản nếu cao hơn 5%…
Còn với thị trường Đài Loan, tổng số lao động Việt Nam bỏ trốn trên tổng số lao động đang làm việc tại đây chiếm tỷ lệ 14%. Mặc dù con số này tương đối cao, những so với thị trường Hàn Quốc thì nó vẫn chiếm tỷ lệ thấp hơn.
3 năm về trước, thị trường Hàn Quốc tiếp nhận 10.000-12.000 lao động Việt Nam/năm, thế nhưng do tình trạng lao động làm việc chui quá nhiều, mỗi năm Hàn Quốc chỉ cấp hạn ngạch cho Việt Nam chỉ khoảng 3.000-3.500 lao động/năm, chưa bằng 1/3 trước đó.
Một số ý kiến còn nhận định rằng: “Làm việc bất hợp pháp ở Hàn Quốc còn có cơ hội được trả lương cao hơn lao động hợp pháp, do chủ sử dụng không mất phí môi giới và phí bảo hiểm. Bởi vậy, dù phải đối mặt với nhiều rủi ro những lao động vẫn chọn cách bỏ trốn khi hết hợp đồng, trở thành lao động chui bất hợp pháp”.
Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc đang tiếp nhận lao động đến từ 16 quốc gia phái cử tới làm việc. Nước nào cũng có lao động bỏ trốn, cao nhất có những quốc gia tỉ lệ cao nhất chỉ chiếm 15%. Còn đối với quốc gia Việt Nam, tỉ lệ này còn lên tới 32%, thậm chí hơn 40%. Địa phương trong chiếm tỷ lệ cao có Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hải Dương…
Nếu tình trạng này không được cải thiện, Chính phủ Hàn Quốc sẽ ngừng tiếp nhận lao động từ Việt Nam. Năm 2018, thị trường Hàn Quốc đóng hay mở phụ thuộc vào việc giảm tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, cũng như sự cạnh tranh lao động giữa các nước cung cấp lao động cho thị trường này.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, một phần nào đó giúp người lao động nhận thấy việc đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc không theo hợp đồng là việc làm không nên, vừa thiệt thòi vừa nguy hiểm. Một lần đi là một lần mạo hiểm, đừng để đến khi sự việc không thể cứu vãn, gánh nặng nợ nần chồng chất mới hối hận các bạn nhé.
Hãy là những người lao động thông thái, Bảo Minh chúc các bạn thành công!