Cuộc sống của điều dưỡng viên tại nhật

Với Nhật Bản, tỷ lệ sinh sản thấp và tuổi thọ cao đã làm cho nước này có tỷ lệ người sống thọ cao nhất thế giới. Số lượng người cần chăm sóc, bệnh viện, viện dưỡng lão mọc lên rất nhiều. Bên cạnh đó lao động nước nhà lại không đáp ứng kịp buộc Chính phủ Nhật phải tăng cường tuyển dụng điều dưỡng hộ lý nước ngoài để đảm bảo cho ngành y tế nước nhà.

Số lượng bạn trẻ đăng ký chương trình hộ dưỡng tại Nhật Bản ngày một tăng, qua những lời chia sẻ của các bạn thực tập sinh đi trước, sự thật về cuộc sống của các bạn trẻ tại đây không quá bất ngờ. Màu hồng có, màu đen có, màu gì cũng có. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về ngành này qua lăng kính tâm sự, bộc bạch, sẻ chia của các bạn đi trước thêm phần nào hiểu biết hơn về ngành này các bạn nhé.

điều dưỡng viên nhật bản; hộ lý nhật bản; đi hộ lý nhật bản; đi điều dưỡng nhật bản

Mặc dù Nhật Bản đã có nhiều chính sách ưu đãi dành riêng cho các bạn làm trong ngành điều dưỡng, hộ lý. Thế nhưng, nhiều bạn điều dưỡng của Việt Nam vẫn cảm thấy không hài lòng. Bởi với mức thu nhập trung bình hàng tháng 30 triệu đồng, dường như các bạn phải tiết kiệm hết mức mới có tiền gửi về cho gia đình. Bởi vì các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, chi phí ăn ở hàng tháng cũng chiếm một khoản tiền khá khá của các lao động điều dưỡng.

Đừng hy vọng có cuộc sống sung túc, nếu không nỗ lực hết mình

 Đó là những lời chia sẻ của chị Mai Linh đang làm điều dưỡng tại Nhật, chị chia sẻ thêm: “Phần lớn bọn mình đi làm thường phải đi xe đạp, chỗ ở cách chỗ làm 4km, mùa hè thì không sao chỉ có mùa đông là cơ cực. Khó khăn đến mấy cũng phải cố vì phương tiện như tàu điện, xe bus… ở Nhật khá đắt. Làm điều dưỡng trung bình 8h/ngày, chỉ làm thêm được 2h/ngày do đó muốn cải thiện thu nhập là điều khá khó khăn”.

Còn với bạn Kim Anh, đang làm điều dưỡng tại Nhật lại có cách nhìn nhận vô cùng khách quan: “May mắn tham gia chương trình điều dưỡng do Bộ tổ chức, đến nay mình làm việc cũng được 8 tháng, được tiếp xúc với người Nhật khiến vốn từ vựng và khả năng giao tiếp của mình được nâng cao rất nhiều. Mình cũng như một số bạn làm việc tại đây đều nhận thấy đây dường như là cơ hội để bọn mình rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc.Mình tin rằng, với đà này chỉ cần mình cố gắng thì sau này hết hợp đồng về nước sẽ có cơ hội trúng tuyển vào các công ty của Nhật là cao”…

công việc của điều dưỡng viên nhật bản; có nên đi nhật bản làm điều dưỡng; hộ lý điều dưỡng nhật bản

So với hình thức xuất khẩu lao động Nhật Bản thông thường, điều dưỡng ở Nhật phải tham gia kỳ thi cấp Chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng viên và hộ lý. Ứng viên điều dưỡng dự thi mỗi năm một lần, nếu đỗ thì các bạn được cấp Chứng chỉ quốc gia đối với điều dưỡng viên và được phép ở lại làm việc dài hạn. Đây dường như là cơ hội và cũng là thách thức với các bạn trẻ của chúng ta, là cơ hội để gia hạn hợp đồng, nâng cao thu nhập nhưng nếu không lấy được chứng chỉ thì bắt buộc các bạn phải về nước. Thế mới nói nếu không cố gắng học và làm thì chắc chắn sẽ không có thành công.

Hằng ngày lao động làm điều dưỡng đảm bảo công việc theo đúng chuyên môn được đào tạo, tuy nhiên môi trường làm việc  có phần khắt khe hơn. Nếu mới sang làm việc, nhiều bạn chưa quen với môi trường mới sẽ có chút áp lực và căng thẳng. Còn với người có kinh nghiệm, sau khi quen với công việc, môi trường… thì tất cả đều rất dễ thở, dễ dàng hơn rất nhiều.

Vì vậy, nếu nói về cuộc sống của các bạn điều dưỡng ở Nhật Bản: vui vẻ, áp lực, căng thẳng… tât cả đều có. Cũng như lao động của các đơn hàng khác, không thể tránh khỏi những vấn đề trên, quan trọng là thái độ, cách nhìn nhận của mỗi người cũng như sự cố gắng mà bản thân các bạn thể hiện. Theo chúng tôi, nếu là sinh viên tốt nghiệp ngành điều dưỡng thì nên sang Nhật theo ngành này. Có thể sẽ có những khó khăn ban đầu, nhưng thêm thời gian các bạn sẽ nhận thấy sự lựa chọn của mình là đúng đắn.

Bảo Minh chúc các bạn thành công với sự lựa chọn của mình!

 

 

5/5 - (1 bình chọn)