Kĩ sư, thực tập sinh hay du học Nhật Bản là 3 hình thức tiếp nhận của Chính phủ Nhật Bản dành cho lao động Việt Nam hiện nay. Cả 3 hình thức này có những tiêu chí lựa chọn khác nhau, đi theo diện kĩ sư có những yêu cầu khắt khe hơn về trình độ, kinh nghiệm, năng lực tiếng Nhật. Tuy nhiên hình thức này mang lại nhiều lợi ích hơn so với chương trình thực tập sinh kĩ năng và du học.
Chương trình kĩ sư, kĩ thuật viên Nhật Bản đang rất được quan tâm vì thực trạng sinh viên mới tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng bị thất nghiệp ngày càng gia tăng. Chương trình kĩ sư tuyển nhiều nhất vẫn là xây dựng, kĩ thuật viên hàn bán tự động, cơ khí chính xác và IT. Đây là những ngành tiềm năng và hứa hẹn mang lại tương lai tươi sáng và một mức thu nhập hấp dẫn cho lao động Việt Nam. Bên cạnh đó là các tiềm năng to lớn khác được kể đến như:
- Được làm việc đúng chuyên ngành được đào tạo, góp phần nâng cao kiến thức và kinh nghiệm
- Thu nhập tổi thiểu 35- 40 triệu/tháng, tiền lương được trả trược tiếp công ty làm việc, không phải qua nghiệp đoàn.
- Cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, phát triển là cơ hội lớn để lao động cọ sát và nâng cao kiến thức làm việc của mình
Tuy nhiên có thể thấy mức độ cạnh tranh của chương trình này khá cao, thông thường các xí nghiệp chỉ tiếp nhận 3-5 kĩ sư, mà lượng hồ sơ đăng kí cho mỗi đợt tuyển thường trên dưới 30 người, đó là bất lợi vì tỉ lệ chọi cao dẫn tới cơ hội trúng tuyển thấp . Bên cạnh tỉ lệ chọi cao là những điểm trừ của chương trình này như:
- Yêu cầu bằng cấp khá cao: Bạn phải có bằng kĩ sư, tốt nghiệp cao đẳng trở lên.
- Điều kiện về tiếng: Thấp nhất là N3, một số trường hợp N4 vẫn có thể chấp nhận tham gia chương trình này.
- Thi tuyển khá khắt khe, để vượt qua vòng phỏng vấn bạn phải đáp ứng những tiêu chí của nhà tuyển dụng
Vì tiêu chí cao nên thực tế hiện nay có nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí đã lựa chọn chương trình thực tập sinh kĩ năng bởi điều kiện tuyển dụng đơn giản, trình độ tiếng không yêu cầu cao, cơ hội sang Nhật làm việc sẽ cao hơn. Đây có thể coi là sự tiệt thòi và vì theo diện thực tập sinh chỉ yêu cầu tối thiểu bằng cấp 3.
Tuy nhiên theo chúng tôi thành công hay thiệt thòi của lao động khi tham gia bất kì một chương trình nào là phụ thuộc vào chính bản thân của người lao động. Nếu có sự chăm chỉ và cố gắng thì dù tham gia chương trình nào cũng đều có thể phát huy được năng lực và phát triển tương lại theo những mục tiêu mà bản thân đã vạch sẵn. Vì vậy xác định điều kiện của bản thân, nguyện vọng để lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp vì mỗi ngành mỗi ưu nhược điểm, không sợ sai chỉ sợ không có sự cố gắng mà thôi.
Theo mình nếu các bạn đã có trình độ kèm theo ý định đi xuất khẩu lao động thì tội gì không đi xuất khẩu theo diện kỹ sư? Lương cao, chế độ làm việc tốt hơn ga sơ có lao động phổ thông