Chỉnh đốn thị trường xuất khẩu lao động tại Nhật Bản

Nhật Bản hiện là thị trường quan trọng tiếp nhận lao động Việt Nam. Cùng với số lượng thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản tăng hàng năm, đặc biệt điều dưỡng và hộ lý là ngành hấp dẫn, mức lương cao đã thu hút sự quan tâm lớn của người lao động. Nắm bắt được nhu cầu và sự thiếu hiểu biết nên xuất hiện tình trạng các công ty lừa đảo đưa người lao động đi Nhật Bản dưới nhiều hình thức, thủ đoạn hết sức tinh vi.

Sau những vụ lừa đảo người lao động đi làm việc ở nước ngoài diễn ra, các cơ quan chức năng Việt Nam vào cuộc xử lý nhưng vẫn xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp, đơn vị vẫn còn mập mờ trong quảng cáo, tư vấn nhằm tuyển dụng và thu tiền người lao động trái phép. Vẫn tuyển chọn ứng viên là điều dưỡng và hộ lý sang Nhật Bản làm việc dù không được cấp giấy phép. Một số doanh nghiệp còn thu phí của thực tập sinh sang Nhật Bản  rất cao. Không những vậy, giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hạ uy tín lẫn nhau.

Theo Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ông Tống Hải Nam cho biết: “Khác với các nước tiếp nhận lao động khác, Nhật Bản chỉ tiếp nhận lao động dưới dạng thực tập sinh kỹ năng chứ không tiếp nhận lao động phổ thông. Trong nhiều năm gần đây đã có gần 100 nghìn lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc dưới dạng tu nghiệp sinh và thực tập sinh kỹ năng.”

chinh don xuat khau lao dong nhat ban

Mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã chủ trì cuộc họp với hơn 180 doanh nghiệp được cấp giấy phép đưa thực tập sinh đi Nhật Bản và đã có đề án xây dựng “Dự thảo Đề án chấn chỉnh thị trường này để phát triển ổn định thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản”.

Trong đề án này, một trong những giải pháp được nêu ra là: Doanh nghiệp có tỷ lệ thực tập sinh Nhật Bản bỏ hợp đồng cao hơn 8% sẽ bị tạm đình chỉ hoạt động trong 90 ngày để thực hiện các biện pháp chấn chỉnh trong quy trình làm việc và lao động. Nếu tỷ lệ cao có thể sẽ bị ngừng việc đưa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản làm việc.

Theo Ông Doãn Mậu Diệp ,Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết: “Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần cố gắng truyền tải thông tin đến với ứng viên muốn làm việc tại Nhật Bản một cách thật minh bạch, làm thế nào để ứng viên có thể tiếp cận được các thông tin một cách dễ dàng và đầy đủ nhất. Tất cả những thông tin về hợp đồng, tiền lương hay thu nhập và điều kiện sinh hoạt cần phải minh bạch, rõ ràng. Bộ LĐ-TB&XH sẽ thảo luận với các doanh nghiệp về các giải pháp chấn chỉnh và những điều kiện để doanh nghiệp có thể đưa thực tập sinh đi làm việc tại Nhật”.

Chỉnh đốn thị trường xuất khẩu lao động tại Nhật Bản

Nhật Bản hiện nay đang là thị trường trọng điểm tiếp nhận lao động Việt Nam. Cùng với số lượng thực tập sinh Nhật Bản làm việc tăng hàng năm và lao động điều dưỡng và hộ lý cũng là ngành nghề hấp dẫn, thu hút người lao động với mức lương cao. Bởi nắm được điểm yếu của người lao động là cần tiền nhưng lại thiếu hiểu biết nên đã xuất hiện tình trạng lừa đảo người lao động đi Nhật Bản dưới nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi.

Sau mỗi vụ lừa đảo người lao động đi làm việc ở nước ngoài xảy ra, các cơ quan chức năng lại vào cuộc xử lý nhưng vẫn xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp, đơn vị mập mờ trong quảng cáo, tư vấn nhằm tuyển dụng và thu tiền người lao động trái phép vẫn diễn ra. Vẫn tuyển chọn ứng viên là điều dưỡng và hộ lý sang Nhật Bản làm việc dù không được cấp giấy phép. Một số doanh nghiệp còn thu phí của thực tập sinh sang Nhật Bản làm việc rất cao và giữa các doanh nghiệp cũng xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ông Tống Hải Nam cho biết: Khác với các nước tiếp nhận lao động khác, Nhật Bản chỉ tiếp nhận lao động dưới dạng thực tập sinh kỹ năng chứ không tiếp nhận lao động phổ thông. Trong nhiều năm qua đã có gần 100 nghìn lao động Việt Nam sang thực tập kỹ năng và tu nghiệp sinh Nhật Bản.

chinh don xuat khau lao dong nhat ban xuatkhaulaodonghalo 1

Mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có cuộc họp với hơn 180 doanh nghiệp đưa thực tập sinh đi Nhật Bản và đã xây dựng Dự thảo Đề án chấn chỉnh thị trường này để phát triển ổn định thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Một trong những giải pháp được Bộ nêu ra là: Doanh nghiệp nào mà có tỷ lệ thực tập sinh Nhật Bản bỏ hợp đồng cao hơn 8% sẽ bị tạm đình chỉ hoạt động trong 90 ngày để thực hiện các biện pháp chấn chỉnh. Nặng hơn có thể sẽ bị ngừng việc đưa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản.

Ông Doãn Mậu Diệp ,Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết: “Phải cố gắng để truyền tải các thông tin đến với các ứng viên muốn làm việc tại Nhật Bản thật minh bạch, làm thế nào để ứng viên có thể tiếp cận được các thông tin một cách dễ dàng và đầy đủ nhất. Tất cả những thông tin về hợp đồng, tiền lương hay thu nhập và điều kiện sinh hoạt cần phải minh bạch. Bộ sẽ thảo luận với các doanh nghiệp về các giải pháp chấn chỉnh và những điều kiện để doanh nghiệp có thể đưa thực tập sinh đi làm việc tại Nhật. Giả sử như họ không vi phạm, không bị xử phạt hành chính thì phải có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm về xuất khẩu lao động và am hiểu về luật pháp”.

Rate this post