Xuất khẩu lao động Nhật Bản là một trong những lựa chọn nghề cho lao động Việt Nam bởi lợi ích mà nó mang lại đã được chứng mình theo thời gian. Đi xuất khẩu lao động ai cũng mong muốn có một mức thu nhập tốt, công việc tốt và để được những thứ đó là một quá trình vất vả và đôi khi phải đánh đổi rất nhiều thứ.
Tuy nhiên mấy ai hiểu rằng không có một công việc gì là đơn giản, không vất vả. Khi bản thân làm việc chăm chỉ và được đền đáp xứng đáng thì đó chính là sự lựa chọn đúng. Thực tế hiện nay thực tập sinh Nhật Bản sang đây làm việc và bỏ trốn rất nhiều, tạo ra một hồi chuông báo động lớn khi người lao động không thể vượt qua được những cám dỗ của bản thân để rồi cuối cùng phải gánh chịu hậu quả.
Tính riêng năm 2016 có gần 40.000 lao động sang Nhật Bản làm việc và con số này không ngừng tăng lên trong năm 2017 này. Chính phủ Nhật Bản cũng đưa ra nhiều chính sách mới khi lao động có thể ở lại làm việc tối đa là 5 năm mà không phải 3 năm như trước. Mức lương cơ bản của người lao động được tăng hơn, tăng ca được nhiều hơn và đặc biệt mức phí lao động bỏ ra ban đầu thấp hơn trước. Thế nhưng đồng nghĩa với số lượng lao động đi làm tăng lên lại không đồng nghĩa với chất lượng cũng tăng lên.
Lao động tham gia hợp đồng làm việc tại Nhật và bỏ trốn, hệ lụy nó mang lại không hề nhỏ khi nước Nhật là một nước coi trọng tính thật thà và kỉ luật, không chấp nhận sự giả dối. Nếu lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc và bị phát hiện thì chắc chắn sẽ bị trục xuất về nước, không còn cơ hội thứ hai để sửa lỗi. Không chỉ riêng thị trường Nhật Bản mà các thị trường như Đài Loan và Hàn Quốc cũng reo lên hồi chuông báo động.
Sức hút của xuất khẩu lao động Nhật Bản quá lớn, lợi ích của nó mang lại không hề nhỏ khiến thị trường này khó kiểm soát. Vậy tại sao tình trạng lao động bỏ trốn vẫn không hề thuyên giảm trong suốt thời gian qua:
- Lương thấp, làm nhiều nên lao động muốn tìm việc khác có mức lương cao hơn
- Công việc vất vả không có người hỗ trợ trong công việc dẫn đến chán nản muốn làm việc khác.
- Thích cuộc sống tự do nên đi ra ngoài làm.
- Bị một số “cò” lao động bất hợp pháp lôi kéo với mức lương cao và công viện nhàn hạ thì muốn ra ngoài làm.
- Sắp hết hợp đồng lao động và vẫn muốn làm ở lại làm việc nên bỏ ra ngoài làm vì nghĩ như thế không ảnh hưởng gì cả.
- Khi đã bỏ trốn thì không thể quay lại nên “trốn” được tới đâu hay tới đó vì về nước cũng không có việc làm.
- Nguồn thông tin và công tác đảm bảm chất lượng cuộc sống và làm việc tại nước ngoài vẫn chưa được nâng cao.
- Thiếu công tác tuyên truyền và vận đông tư tưởng cho lao động biết và nhận thức được vấn đề này
Nguyên nhân chủ yếu vẫn được xác định là từ phía lao động, nhưng nếu có cơ chế quản lý tốt hơn thì con số này chắc chắn sẽ được cải thiện. Tuy nhiên trách nhiệm này không thể đổ lỗi hoàn toàn cho người lao động khi cả 3 bên: lao động, doanh nghiệp, nhà nước là những người trong cuộc. Mặc dù thời gian qua Bộ LĐ – TBXH đã thực hiện nhiều giải pháp tuy nhiên tỉ lệ này có giảm nhưng vẫn còn cao và mục tiêu là trong thời gian tới cần giảm tình trạng người lao động bỏ hợp đồng đi làm việc bất hợp pháp.
Vì lợi ích của bản thân mà lao động đã bấp chấp ra ngoài làm việc, có thể mặc dù biết trước hậu quả. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn liên lụy đến những lao động khác. Dù bất kì lý do gì, nguyên nhân gì thì hành động này vẫn phải lên án. Bất cập và cũng là hồi chuông báo động và cảnh tỉnh cho những ai đang đã làm việc ở Nhật Bản phải biết.