Nhật Bản là môi trường làm việc mơ ước của hàng trăm ngàn người lao động Việt Nam bởi mức thu nhập cao, môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại. Tuy nhiên để trúng tuyển các đơn hàng của Nhật lại không phải 1 vấn đề dễ dàng. Các nhà tuyển dụng Nhật Bản luôn yêu cầu ở ứng viên trình độ tay nghề khá cao, tác phong nhanh nhẹn, đức tính chăm chỉ, cần mẫn và đặc biệt là phải thành thạo tiếng để có thể giao tiếp 1 cách nhuần nhuyển với họ, đảm bảo tính hiệu quả của công việc. Phỏng vấn chính là cánh cửa khó khăn đầu tiên bạn cần vượt qua để có ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ với các bạn những nguyên tắc vàng cần nắm chắc cũng như cách trả lời những câu hỏi thường gặp của nhà tuyển dụng Nhật Bản để gia tăng khả năng trúng tuyển các đơn hàng của họ.
1. Trang phục, thái độ, tác phong
Người Nhật vốn nổi tiếng là những người cẩn thận, tỉ mỉ; chính vì thế khi tham gia phỏng vấn, các ứng viên cần chú ý quần áo cần phẳng phiu, sạch sẽ ,giày dép, đi tất nhiều khi cũng bị để ý đấy. Đầu tóc gọn gang, ko quá cầu kì, không nhuộm; không nên đeo nhiều đồ trang sức lòe loẹt, nữ trang điểm nhẹ nhàng, tự nhiên
Về cách đi đứng, ngồi, chào… các bạn sẽ được các giáo viên đào tạo tiếng kiểm tra trước buổi phỏng vấn. Tuy nhiên cần lưu ý lại là : Nghiêm túc, gọn gàng, lễ phép, ngăn nắp và có tinh thần tập thể ( các bạn sao thì mình cũng nên vậy )
2. Giới thiệu bản thân đơn giản?
Bạn giới thiệu bản thân ngắn gọn, nhấn vào những chi tiết quan trọng và cố gắng phát âm tốt nhất có thể. Khi nói chuyện với người Nhật nên sử dụng các kính ngữ để thể hiện sự tôn trọng.
Lưu ý: Bạn hãy luôn tươi cười và hãy nhìn thẳng vào điểm giữa 2 mắt của nhà tuyển dụng khi giới thiệu và trả lời. Trả lời dứt khoát và đừng tốn quá nhiều thời gian cho những lời giải thích. Hãy thể hiện mình là người cẩn thận trong công việc, thật thà và luôn luôn biết lắng nghe. Đây là những đức tính được người Nhật đánh giá rất cao: không lúng túng sợ sệt mất tự tin.
3. Bạn đã từng làm những công việc gì và tại sao lại nghỉ việc tại công ty cũ?
Người Nhật thường đánh giá cao sự trung thành cũng như sự hăng hái, cố gắng hết mình trong công việc. Ở công ty Nhật, nhân viên thường làm cả cuộc đời cho một công ty. Đây chính là cơ hội tốt để bạn thể hiện sự chăm chỉ, nhiệt tình của mình. Tuy nhiên nếu bạn từng làm việc ở nhiều công ty trước đây (đây là điều tối kị của người Nhật) bạn nên tránh những câu trả lời sau : Việc làm cũ nhàm chán; việc làm nhiều áp lực hoặc việc quá vất vả; Giám đốc khó tính; lương thấp cũng không nên nói ra. Hãy trả lời ý như: Tôi muốn tìm một việc làm phù hợp để có thể phát huy hết bản thân; Tôi muốn được làm việc tại các công ty Nhật vì tôi muốn học cách làm việc của người Nhật. Nếu số công ty cũ lớn hơn 2, bạn hãy điều chỉnh thời gian để giữ lại chỉ 2 công ty có thời gian làm việc dài nhất.
4. Điểm mạnh của bạn là gì?
Khi được hỏi, bạn hãy nói một cách thật thoải mái những gì bạn biết và nên chuyên sâu về vấn đề đó. Bạn đừng nên kể miên man, kể nhiều điều mà bạn chưa nắm rõ. Như vậy sẽ vừa mất thời gian mà đôi khi lại động đúng vào lĩnh vực chuyên sâu, chuyên môn của nhà tuyển dụng thì nhà tuyển dụng Nhật Bản sẽ hỏi bạn đến cùng để xem kiến thức của bạn đạt đến như thế nào.
5. Nhược điểm của bạn là gì?
Nên nói về nhược điểm nào mà không ảnh hưởng tới công việc mình đang ứng tuyển. Ví dụ như đi làm Giàn giáo xây dựng mà mình lại nói sợ độ cao thì chắc chắn sẽ bị loại, hoặc làm về điện, điện tử mà lại nói ” có lúc không tập trung ” thì kết quả cũng vậy. Hãy trả lời những điểm mà nếu có mắc phải cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc như là: Giải quyết công việc còn chậm hay chưa nắm rõ về một lĩnh vực nào đó. Nhưng nhớ là đừng trả lời những gì mà khiến cho người Nhật đánh giá bạn là không cẩn thận nhé.
6. Tại sao bạn lại đi Nhật bản?
Nhiều bạn nói thẳng thắn quá : Vì thu nhập tốt ( tuy rằng ai đi XKLĐ Nhật mà chả mong muốn như vậy ), thì sẽ khá mất điểm đấy. Tuy rằng Xí nghiệp có thể lương cao, nhưng đặt ngược lại vấn đề : Nếu thu nhập không cao chắc hẳn bạn sẽ phát sinh trục trặc, mà điều này thì Công ty Nhật không hề muốn. Hoặc những câu trả lời khỗng rõ quan điểm như “nghe nói ….. nên tôi muốn đi Nhật” cũng không tốt. Thường thì các bạn có thể trả lời ” Để học hỏi kinh nghiệm…”, “để làm thêm kinh tế phụ giúp gia đình”, ” để học tiếng Nhật, yêu nước Nhật…”
7. Bạn có chịu được vất vả hay không?
Dĩ nhiên nếu công việc nhàn nhã thu nhập cao thì người Nhật bản đã làm và không có cơ hội cho lao động xuất khẩu đến từ các nước kém phát triển như Việt Nam. Và bạn được tuyển thì phải trong tinh thần sẵn sàng lao động, nhưng không phải việc nguy hiểm, quá độc hại cũng phải chấp nhận. Tuy nhiên nếu trả lời khôn ngoan thì nên là ” Việc gì người Nhật bản làm được, tôi cũng có thể cố gắng làm tốt “…
8. Khi được hỏi ” bạn có muốn nói gì thêm không “
Thường thì các bạn sẽ lúng túng không biết nói sao, thậm chí bứt rứt mất tự tin. Vậy thì có thể trả lời ” cảm ơn , không”, nhưng tốt nhất là nên hỏi thêm một chút về công việc sắp tới, điều này thể hiện sự quan tâm tới công việc của bạn, hỏi thêm về công ty nhưng phải ngắn gọn. Cuối cùng bao giờ cũng phải cảm ơn nhà tuyển dụng Nhật bản, và có thể thì nói ” tôi mong muốn được làm việc cho quý công ty, xin cảm ơn và hãy giúp đỡ tôi”. Việc thể hiện tình cảm và suy nghĩ cá nhân về nước Nhật cũng khá tốt.
Qua tất cả những chia sẻ ở trên, tôi hi vọng các bạn có thể tự tin hơn để thành công trong buổi phỏng vấn các đơn hàng Nhật Bản
8 Nguyên tắc phỏng vấn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Tháng sáu 22, 2016
Không có bình luận