3 tác phong gây ấn tượng ngay từ lần đầu tiên xuất khấu lao động Nhật Bản

Tác phong là nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản, bao gồm tác phong làm việc và tác phong giao tiếp. Hầu hết người lao động Việt Nam khi mới sang Nhật đều rất bỡ ngỡ và mất thời gian khá dài để có thể hiểu được những thói quen, tác phong của người Nhật. Chúng tôi xin điểm qua 3 tác phong về văn hóa giao tiếp mà người lao động cần phải lưu ý khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Cần phải giữ khoảng cách khi giao tiếp với người Nhật

Tác phong thứ nhất: Người lao động luôn giữ khoảng cách cần thiết khi giao tiếp với người Nhật.

Khác với hầu hết những quốc gia khác, người Nhật Bản không có những cái bắt tay niềm nở hay những cái ôm để thể hiện tình cảm và sự tôn trọng, họ luôn giữ khoảng cách nhất định khi chào hỏi. Khi người Nhật chào nhau, họ giữ một khoảng cách khá xa và cúi gập người chào để thể hiện sự tôn trọng.

Người Nhật Bản luôn giữ khoảng cách khi chào hỏi

Người Việt thường có thói quen bá vai bá cổ nhau thể hiện sự thân quen, nhưng nếu bạn lỡ có những hành vi “thân thiện” kiểu Việt Nam như thế với một người nhật thì có thể bạn sẽ nhận được những đánh giá không mấy thiện cảm.

Do vậy khi xuất khẩu lao động sang Nhật, người lao động Viêt Nam cần chú ý tới hành vi này nếu không muốn bị người xứ bản địa đánh giá thấp trong ứng xử.

Lưu ý về ánh mắt khi giao tiếp

Tác phong thứ 2: Người lao động phải luôn lưu ý về ánh mắt khi giao tiếp với người Nhật

Cũng giống như việc phải giữ khoảng cách khi tiếp xúc chào hỏi một người Nhật, ánh mắt khi giao tiếp cũng rất quan trọng. Người Nhật Bản họ tránh nhìn trực tiếp vào ánh mắt người đối diện khi tiếp xúc và họ coi việc nhìn thẳng vào mắt người khác như một cử chỉ vô lễ, có tính thách thức. Trong một tổ chức của Nhật Bản, chỉ có người đứng đầu và giữ quyền lực cao nhất mới có quyền nhìn thẳng vào người khác.

Người có địa vị thấp hơn phải chào người có địa vị cao hơn với ánh mắt nhìn ở vị trí thấp hơn

Người lao động xuất khẩu sang Nhật khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng phải đặc biệt lưu ý chi tiết này, không nhìn quá cà vạt của họ.

Giữ im lặng

Tác phong thứ 3: Người đi lao động phải biết giữ im lặng ở nơi làm việc và nơi công cộng
Biểu tượng của nền văn hóa Nhật là chú mèo Kitty không có miệng, họ đề cao sự yên tĩnh và tránh gây phiền nhiễu cho người khác như một hành vi tôn trọng xã hội. Người Nhật rất nghiêm túc trong công việc, giữ im lặng còn mang ý nghĩa nâng cao hiệu quả làm việc đối với họ vì bạn sẽ không sao nhãng công việc bởi những câu chuyện phiếm vô giá trị.
 
Rate this post